Phát triển dòng trà cao cấp Shan Tuyết
Chia sẻ về cơ duyên lựa chọn trà Shan Tuyết làm nguyên liệu chính cho trà sữa Chapa Tea, ông Lê Văn Tuấn - Nhà sáng lập thương hiệu Chapa Tea cho biết, trà Shan Tuyết từ Kỳ Sơn/Tây Bắc không chỉ là một loại trà, mà còn là tinh hoa của thiên nhiên và sự chăm sóc tỉ mỉ của người trồng trà. Loại trà này nổi bật với hương vị thanh tao, hậu ngọt đậm đà, và đặc biệt là sự thuần khiết từ những búp trà non được phủ lớp lông tơ trắng mịn, tựa như tuyết.
Vì vậy, khi sử dụng trà Shan Tuyết làm nguyên liệu cho trà sữa, Chapa Tea không chỉ mang đến một sản phẩm chất lượng cao mà còn là trải nghiệm hương vị đẳng cấp, khác biệt hoàn toàn so với các loại trà thông thường khi làm trà sữa.
Đặt uy tín thương hiệu và sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, công tác quản lý chất lượng nguồn nguyên vật liệu là yếu tố tiên quyết trong quy trình sản xuất và chế biến của Chapa Tea. Quy trình ướp, ủ trà cũng được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình quản lý chất lượng để bảo đảm giữ nguyên được độ tươi và hương vị.
“Với dòng trà Shan Tuyết được dùng để pha chế tại Chapa Tea, tất cả đều đến từ loại trà cao cấp đạt chuẩn Organic tự nhiên đã được tuyển chọn kỹ càng từ khâu trồng trọt, canh tác, thu hái, chế biến và bảo quản. Bên cạnh đó, Chapa Tea cam kết chỉ sử dụng sản phẩm cao cấp nhất đến từ nhà cung cấp uy tín là người dân địa phương” - ông Lê Văn Tuấn nói và nhấn mạnh, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng nguyên liệu và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu sử dụng trà Việt Nam như Shan Tuyết để tạo sự khác biệt. Tuy nhiên, thị trường cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nước ngoài và đòi hỏi sự đổi mới không ngừng để duy trì sự hấp dẫn.
“Sử dụng trà Shan Tuyết từ đất Việt, của người Việt làm nguyên liệu chính cho sản phẩm, là cách để Chapa Tea thể hiện niềm tin, và tình yêu dành cho nông sản Việt” - ông Lê Văn Tuấn tự hào.
Tuy nhiên, Chapa Tea quán triệt, sử dụng dòng trà cao cấp không ảnh hưởng đến quyết định về giá trong sản phẩm của thương hiệu. Chapa Tea định giá hợp lý theo từng phân khúc, để dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, đây cũng chính là chìa khóa để cạnh tranh trong bức tranh thị trường trà sữa đầy sôi động như hiện nay.
Kỳ vọng “Việt hóa” nguyên liệu trà sữa
Chinh phục người tiêu dùng với dòng trà cao cấp Shan Tuyết, Chapa Tea còn khẳng định vị thế với nhiều nguồn liệu trà cao cấp khác như trà Móng Rồng, trà Đông Phương… được chọn lọc kỹ lưỡng từ nông trường đến ly trà, đưa hương vị tinh túy của những lá trà đặc sản đến với khách hàng.
“Từ thức uống hè phố, trà sữa phát triển thành những cửa hàng được đầu tư bài trí thu hút, sản phẩm có bao bì và hương vị riêng biệt. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của các đơn vị kinh doanh trà sữa, hàng loạt công ty trong và ngoài nước đã bước vào thị trường cung cấp nguyên liệu cho trà sữa. Giữa vô vàn sự lựa chọn, Chapa Tea dành sự quan tâm cho nông sản Việt. Thôi thúc từ chính ý nghĩ này, Chapa Tea mang theo sự “đồng lòng” và “kiên định”, sẵn sàng tiến vào chặng đường thử thách đưa hương vị tinh túy của những lá trà San Tuyết đặc sản đến gần hơn với khách hàng của mình” - Nhà sáng lập thương hiệu Chapa Tea chia sẻ.
Bằng cách chọn nguồn nguyên liệu từ các vùng trà truyền thống, Chapa Tea góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, và bảo tồn những giá trị truyền thống trong nghề trồng trà. Việc này không chỉ tạo thêm thu nhập cho những người nông dân trồng trà mà còn thúc đầy sự phát triển bền vững của các vùng trồng trà. Hỗ trợ nông dân và cộng đồng địa phương giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt và cộng đồng trách nhiệm xã hội của DN, nhất là dân tộc đồng bào như Hmong, Dao....
Bên cạnh đó, yếu tố dân tộc cũng mở ra cơ hội phát triển du lịch văn hóa trà. Sắp tới, Chapa Tea sẽ xây dựng các tour cộng đồng, giúp khách hàng có thể trải nghiệm quá trình tham quan và chế biến, thưởng trà truyền thống và mở ra cơ hội phát triển du lịch văn hóa trà, từ đó truyền bá được văn hóa của người bản địa ra thế giới.
“Không chạy theo trào lưu ồ ạt, Chapa Tea “tỏa hương” với những tinh hoa nguyên bản và sẵn sàng bước đi trên lối riêng, với hoài bão nâng tầm nông sản Việt, văn hóa Việt” - ông Lê Văn Tuấn kỳ vọng.