80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chất vấn đến cùng xăng, vàng, thủy điện, thực phẩm bẩn

KTĐT - Ngày 9/11, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, các ĐBQH đã bày tỏ quan điểm và đưa ra những vấn đề sẽ chất vấn các Bộ trưởng trong những ngày tới.

Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai): Ai chịu trách nhiệm về hệ lụy của công trình thủy điện

Câu hỏi tôi muốn đặt ra với Chính phủ là nếu như trước kia Nhà nước quản lý cả hai chức năng phát điện và thủy lợi tại các công trình thủy điện lớn, chúng ta có thể yên tâm được. Nhưng hiện nay, với hàng ngàn các thủy điện vừa và nhỏ, cấp phép hết sức dễ dãi, chứa đựng nhiều nguy cơ, ai quản lý hay chúng ta đổ tai họa này cho chính thế con cháu mai sau.

Đại biểu Phạm Trường Dân (đoàn Quảng Nam): Thống đốc có kiểm soát được hệ thống ngân hàng

Tôi mong muốn Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình trả lời rõ có bao nhiêu nợ xấu hiện nay không có khả năng thu hồi được và xử lý những vướng mắc trong thu hồi như thế nào? Thứ hai là Thống đốc có kiểm soát được hệ thống ngân hàng không và liệu có nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng không? Và nếu sụp đổ, Thống đốc có tiên liệu trước và biện pháp đối phó là gì, bởi đây là một vấn đề hết sức nguy hiểm. Về vấn đề này, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại lấy thương hiệu của người ta để áp đặt vào cho mình sao không làm riêng một thương hiệu của ngân hàng nhà nước?

Đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (đoàn Thái Nguyên): Làm rõ vì sao giá xăng, dầu giảm chậm 

Tôi muốn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời về trách nhiệm của ngành trong việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn hỗ trợ để sản xuất kinh doanh, nhất là trong ngành công nghiệp, thương mại nội địa và xuất nhập khẩu bình ổn, tăng sức mua giải quyết hàng tồn kho. Giải pháp của ngành công thương trong việc giải quyết tình trạng độc quyền của ngành điện, xăng, dầu. Như khi giá xăng dầu thế giới tăng, lập tức trong nước tăng cao ngay, nhưng khi giá thế giới giảm, giá trong nước giảm chậm, đẩy phần thiệt thòi về phía người tiêu dùng.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đoàn Hà Nội): Bộ Y tế phải trả lời được bao giờ hết quá tải bệnh viện

Tôi muốn chất vấn Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về trách nhiệm của ngành khi không kiểm soát được việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Rồi tình trạng quá tải bệnh viện đang là bức xúc lớn của xã hội, người bệnh phải chen chúc nằm chung từ 2 đến 3 người một giường thì bao giờ mới khỏi bệnh. Lộ trình và phương án cụ thể của ngành Y tế trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc như y đức của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng giá thuốc trong nước cao hơn giá thuốc thế giới nhiều lần..

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ