ChatGPT và những điều cần biết, nên biết

An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được phát hành vào ngày 30/11/2022, trong vòng chưa đầy 1 tuần ChatGPT đã thu hút 1 triệu người dùng và sau 40 ngày đã cán đích 10 triệu người dùng mỗi ngày, con số mà Instagram mất đến 355 ngày mới đạt được. ChatGPT đang là từ khóa hot nhất trên thế giới tại thời điểm này.

ChatGPT là gì?

ChatGPT là hệ thống chatbot được tạo bằng khoa học công nghệ GPT-3 (Generative Pretraining Transformer 3). Đây là một mô hình sử dụng công nghệ AI để xử lý tiếng nói hiện đại nhất hiện nay. Nó có khả năng tạo văn bản giống với con người chỉ với những từ khóa cơ bản.

ChatGPT được tạo bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI với trụ sở chính của công ty nằm ở San Fracisco (Mỹ). Dù có thể truy cập vào trang website auth0.openai hoặc nhanh tay để được quyền sử dụng một trong các tài khoản tại đây, nhưng ChatGPT vẫn chưa thông dụng tại Việt Nam như  ở một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… Nhưng rõ ràng chatbot này đã gây ra cơn sốt trong số đông đảo người dùng Internet và mạng xã hội tiếng Việt từng ngày, thậm chí từng giờ.

ChatGPT được tạo bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI với trụ sở chính của công ty nằm ở San Fracisco (Mỹ). Ảnh AP
ChatGPT được tạo bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI với trụ sở chính của công ty nằm ở San Fracisco (Mỹ). Ảnh AP

Nguyên lý hoạt động

Cách thức hoạt động của Chat GPT khá đơn giản, nó nhận câu hỏi của bạn, sau đó đưa ra lời giải đáp cho tất cả những thắc mắc ấy trong thời gian cực ngắn. Tuy nhiên để có thể hoạt động như thế này đòi hỏi những thuật toán vô cùng phức tạp. Mô phỏng này sử dụng phương pháp tiêu dùng hạ tầng, lấy các dữ liệu văn bản từ internet. Tổng cộng bao gồm 570GB đến từ nhiều nguồn thông tin khác nhau cùng với 300 tỷ từ được đưa vào trong hệ thống, quá khủng. 

GPT - 3.5 được biết đến là mô hình ChatGPT mới nhất hiện nay được tạo nên từ kho dữ liệu khổng lồ với mã và thông tin đến từ internet. Trong đó phải kể đến website Reddit – nơi lưu trữ các thông tin trên thế giới cũng như các cuộc tranh luận đang diễn ra hàng ngày về rất nhiều chủ đề khác nhau. Điều này giúp nó mô phỏng được các đoạn đối thoại và cách giao tiếp của con người. Bên cạnh đó, ChatGPT cũng được đào tạo bằng cách sử dụng phản hồi của con người. Nhờ vậy AI xác định được mong muốn của mỗi cá nhân chúng ta khi tham gia đặt câu hỏi.

ChatGPT - Đối thủ với những người làm nghề viết? Ảnh KLP
ChatGPT - Đối thủ với những người làm nghề viết? Ảnh KLP

Đối thủ với những người làm nghề viết?

AI Content chính là những nội dung được viết bởi trí tuệ nhân tạo này. Công cụ này cho phép cắt giảm một lượng công việc trong quá trình xây dựng nội dung website. Hầu hết những nội dung được viết từ AI Content đều chuẩn SEO và phù hợp với lĩnh vực của người dùng, chính vì thế ChatGPT là đối thủ của những người làm nghề viết lách.

Với khả năng ưu việt của AI Content, bạn có thể nhanh chóng tạo được những nội dung cần thiết dưới mọi ngôn ngữ. Nhiệm vụ của người dùng là nhập từ khóa, mô tả chung, văn bản, ý tưởng… Sau đó để dữ liệu trí não nhân tạo xuất bản những nội dung mới chính xác và tốc độ hơn nhiều các nhà báo hiện nay.

Khi được đặt câu hỏi trực diện: “Bạn có nghĩ rằng ChatGPT sẽ đảm nhận công việc của những người làm nghề viết lách không?”. “Không” - nó trả lời và lý giải "Các hệ thống AI như tôi có thể giúp người viết bằng cách cung cấp các đề xuất và ý tưởng, nhưng cuối cùng thì người viết là con người để tạo ra sản phẩm cuối cùng".

 

Đối thoại với Chat GPT

 “Bạn có nghĩ rằng Chat GPT sẽ đảm nhận công việc của những người làm nghề viết lách không?”.

Chat GPT: “Không. Các hệ thống AI như tôi có thể giúp người viết bằng cách cung cấp các đề xuất và ý tưởng, nhưng cuối cùng thì người viết là con người để tạo ra sản phẩm cuối cùng".

Đơn giản là nó hiểu được rằng, nội dung được tạo ra bởi ChatGPT hiện nay chưa chính xác hoặc chưa đáng tin cậy các nội dung nó tạo ra được nhờ vào lượng tri thức và dữ liệu khổng lồ mà nó sở hữu. Tuy nhiên mọi người không thể kiểm chứng được độ xác thực của những thông tin mà chúng tạo ra. Bởi nó chỉ phỏng đoán các chữ xuất hiện tiếp theo trong một câu thuộc một văn bản bất kỳ.

Vài “điểm mù” của ChatGPT 

ChatGPT cung cấp các đoạn văn bản liền mạch và mang đến sự hợp lý trong lúc đọc. Tuy nhiên vẫn có trường hợp chúng tạo ra những nội dung vô nghĩa hoặc không chính xác về mặt thông tin.

Trong khi đó, content website yêu cầu thông tin thật chính xác và đảm bảo chất lượng. Một văn bản đáng tin cậy là một trong 4 nguyên tắc EEAT quan trọng mà Google đã đưa ra vào cuối năm 2022. Vậy nên dù những công cụ AI Content ra đời thì chỉ hỗ trợ về mặt cung cấp ý tưởng, nhưng lại không thể hoàn toàn thay thế người viết thực sự. Nhưng đó chỉ là câu chuyện của các phiên bản hiện nay.

ChatGPT và những điều cần biết, nên biết - Ảnh 1

ChatGPT được lập trình bị hạn chế vài loại nội dung nhất định. Đó là lý do nếu bạn quyết định xây dựng website với những nội dung bất hợp pháp thì ChatGPT không phải là một lựa chọn đúng đắn. Một điểm hạn chế khác của ChatGPT chính là nó chưa có khả năng cập nhật các sự kiện mới nhất mỗi ngày. Theo thông tin từ phía OpenAI, công cụ này chỉ mới nhận biết được các sự kiện diễn ra trước năm 2021.

 

Trước khi bàn đến những vấn đề cao hơn chúng ta hãy cùng nhau sử dụng ChatGPT miễn phí “bản dùng thử” tại website auth0.openai.

Hiện OpenAI cho phép người dùng dùng thử và cung cấp phản hồi cho nhà phát hành. ChatGPT cho phép viết nhạc, thơ, mã, truyện ngắn,… theo phong cách của từng tác giả cụ thể. Bạn có thể tận dụng điều này để làm phong phú blog cá nhân.

ChatGPT chỉ được lập trình để phục vụ cho các phản hồi thuộc tính đại chúng, cung cấp những thông tin có ích và trung thực, vô hại đến mọi người. Nên nó chỉ đưa ra những quan điểm và nhận xét mang tính trung lập, nên khi được yêu cầu đưa ra quan điểm cá nhân thì bất khả thi.

Nội dung ChatGPT tạo ra có thể bị Goolgle phát hiện qua Watermark ẩn. Google rất mạnh khi không cho sao chép tại bất kỳ nền tảng nào. Đó là lý do thuật toán của Google được thay đổi hàng ngày nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng. Đồng thời bảo vệ những thông tin bản quyền của các website, các tòa soạn và những người viết chúng ta.

Nếu bạn muốn sử dụng nội dung được tạo bởi AI để đăng lên website, bạn có thể đứng trước nguy cơ bị Google phát hiện watermark ẩn. Những watermark này không dễ dàng được nhận biết bằng mắt thường. Theo Scott Aaronson – nhà nghiên cứu tại OpenAI đã chỉ ra rằng, watermark ẩn được chèn vào bằng một phương pháp bí mật. Và những người nắm giữ khóa bảo mật có thể xác định những dấu hiệu này. Thực tế, người dùng có thể hack để vượt qua hàng rào bảo mật đó nhưng không có điều gì đảm bảo an toàn cho chính bản khi cố gắng trốn tránh các thuật toán Google.