Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Á nên tiếp tục chi tiêu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong bối cảnh đó, Ấn Độ được coi là ngoại lệ trong khuyến cáo của IMF khi kinh tế nước này tiếp tục chứng tỏ khả năng tăng trưởng bền vững.

KTĐT - Trong bối cảnh đó, Ấn Độ được coi là ngoại lệ trong khuyến cáo của IMF khi kinh tế nước này tiếp tục chứng tỏ khả năng tăng trưởng bền vững.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục cảnh báo chính phủ các nước Châu Á không nên từ bỏ quá sớm các biện pháp kích cầu.

Với những số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi suy thoái trong khi Trung Quốc đang phục hồi, bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến từ giới phân tích cho rằng chính phủ các nước Châu Á nên bắt đầu nghĩ tới việc cắt giảm chi tiêu.

"Tuy nhiên, các kế hoạch cắt giảm cần được thực hiện một cách thận trọng cho đến khi quá trình phục hồi được khẳng định một cách chắc chắn", John Lipsky, Phó giám đốc điều hành IMF khẳng định. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, mạo hiểm đối với các dòng vốn ngắn hạn có thể khiến khiến những nỗ lực phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia trở nên vô nghĩa.

"Điều này có thể xảy ra nếu nhu cầu tự thân của nền kinh tế chưa đủ sức thay thế vị trí của các gói kích thích kinh tế, vốn đang là động lực tăng trưởng chính trong nhiều tháng qua", vị Phó giám đốc IMF phát biểu với hãng tin Anh BBC.

Trong bối cảnh đó, Ấn Độ được coi là ngoại lệ trong khuyến cáo của IMF khi kinh tế nước này tiếp tục chứng tỏ khả năng tăng trưởng bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, theo dự báo của Chính phủ nước này, có thể đạt 6,5% trong tài khóa tính đến hết ngày 31/3 năm sau.

"Nói một cách khách quan, cũng phải thừa nhận rằng kinh tế Ấn Độ đã dự báo và đối phó với khủng hoảng toàn cầu hết sức thành công", ông C Rangarajan, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ cho biết. Hội đồng này từng dự đoán hồi tháng 7 rằng Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2009.

Dù chỉ tăng GDP khoảng 6,7% trong năm 2008 (so với mức trung bình 8,8% trong 5 năm trước đó) nhưng đây vẫn là con số hết sức ấn tượng của Ấn Độ so với các nền kinh tế lân cận khác.