Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Âu đấu tranh cứu vãn Thỏa thuận hạt nhân Iran

Nguyễn Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 16/5, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cố gắng duy trì Thỏa thuận hạt nhân Iran và duy trì quan hệ hợp tác kinh tế với Iran sau khi Mỹ vừa rút khỏi văn kiện này.

Các nhà lãnh đạo 28 nước thành viên EU đã nhất trí về một cách tiếp cận chung của khối này để duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), được mà các cường quốc ký với Iran từ năm 2015.
 Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk
Sau các cuộc thảo luận tại Bulgaria ngày 16/5, các nhà lãnh đạo 28 nước thành viên EU đã nhất trí về một cách tiếp cận chung của khối này để duy trì thỏa thuận JCPOA, sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận. Các nhà lãnh đạo EU nêu rõ sẽ luôn ủng hộ JCPOA nếu như Iran tôn trọng thỏa thuận này.
Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, EU sẽ duy trì thỏa thuận hạt nhân miễn là Iran còn tôn trọng nó.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cũng khẳng định, EU phải có cách bảo vệ sự đầu tư của khối này trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và hồi sinh hợp tác kinh tế với Iran mà rất nhiều công ty châu Âu đang hưởng lợi.
EU cũng nhất trí duy trì quan hệ hợp tác kinh tế với Iran và bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc Mỹ tái áp đặt trừng phạt với Tehran.
Tuy nhiên, lãnh đạo của của 28 nước EU đều đồng tình rằng, việc tìm ra các giải pháp không phải là một sớm một chiều.
Ngoại trưởng của Anh, Pháp và Đức đã có cuộc gặp với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif ở Brussels hôm 15/5 để thỏa luận về các biện pháp mở đường cho sự đầu tư của EU vào Iran.
Trong khi đó, Ủy viên hội đồng châu Âu phụ trách lĩnh vực năng lượng Miguel Arias Canete sẽ đến Iran vào ngày 18/5 để thảo luận các dự án hợp tác năng lượng.
Trước đó, hôm 13/5 vừa qua, Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton cho biết, Mỹ có thể trừng phạt các công ty châu Âu vì tiếp tục giao dịch thương mại với Iran. Ông Bolton khẳng định, sự trừng phạt sẽ tạo áp lực lên EU để rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran.