Chế độ hưu trí đối với người đóng cả BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc
Kinhtedothi – Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định chế độ hưu trí đối với người vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Ảnh minh họa
Người lao động có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên nếu thuộc đối tượng quy định tại Điều 64 của Luật BHXH hoặc có từ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên nếu thuộc đối tượng quy định tại Điều 65 của Luật BHXH thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc.
Người vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc mà thời gian tham gia BHXH tự nguyện trước ngày 1/1/2021 và đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên thì điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Trường hợp người vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc mà đã tham gia BHXH theo đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và I khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH từ trước ngày 1/7/2025 và có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo các đối tượng này từ đủ 20 năm trở lên khi tính mức lương hưu hàng tháng thấp hơn mức tham chiếu thì được tính bằng mức tham chiếu.
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 70 của Luật BHXH, trên cơ sở số năm đã đóng BHXH, mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được tính theo công thức:

Công thức tính mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Trong đó, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 72 của Luật BHXH và Điều 15 của Nghị định này.
Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật BHXH.
Đủ tuổi nghỉ hưu, đóng BHXH 10 năm có được hưởng chế độ hưu trí?
Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới có quy định trợ cấp hàng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội (75 tuổi, hoặc 70 tuổi nếu thuộc hộ nghèo, cận nghèo). Tuy nhiên, chế độ này hiện tại chưa có mức cụ thể hay hướng dẫn chi tiết.

Chế độ hưu trí với người vừa đóng BHXH bắt buộc vừa tự nguyện
Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Giải quyết gần 21.000 người hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động
Kinhtedothi - Thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh cải cách quy trình, nghiệp vụ, rút ngắn thời gian, thủ tục BHXH, BHYT. Nhờ đó, trong mọi trường hợp, công tác giải quyết, chi trả chế độ được đảm bảo đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng.