Chênh lệch giữa hai mức lương liền kề tối thiểu là 5%

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo quy định tại Thông tư mới được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ký ban hành, đối với các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các mức lương phải bảo đảm nguyên tắc mức lương thấp nhất của người lao động, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo thông tư số 17 /2015/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, việc xác định quan hệ mức lương được tính như sau:

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mức lương thấp nhất áp dụng đối với chức danh, công việc có độ phức tạp thấp nhất trong điều kiện lao động bình thường, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (hệ số 1).

Mức lương cao nhất áp dụng đối với chức danh quản lý hoặc chức danh, công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất trong công ty.

Các mức lương phải bảo đảm nguyên tắc mức lương thấp nhất của công việc trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương thấp nhất của công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%.

Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; mức lương của công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Kinh tế đô thị cuối tuần