Các nhóm hàng đồng loạt tăng giá
Với số liệu trên, CPI tháng 9 đã tăng 3,14% so với tháng 12 năm ngoái, kéo theo CPI bình quân chín tháng của năm so với cùng kỳ tăng 2,07%. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, trên thị trường có đến 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá, cụ thể nhóm giáo dục tăng mạnh nhất 7,19% và thuốc và dịch vụ y tế tăng thấp nhất 0,02%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%.Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 9 đã tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,85% so với cùng kỳ. Kéo theo, CPI cơ bản trong chín tháng so với cùng kỳ tăng 1,81%.Giá dịch vụ giáo dục tăng đồng loạtĐáng chú ý, nguyên nhân tác động đến mức tăng CPI tháng 9 phải kể đến việc giá dịch vụ giáo dục tăng đồng loạt tại 53 tỉnh, thành phố (theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015) đã làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,19% so tháng trước đó đồng thời đóng góp 0,42% vào mức tăng chung của CPI.Thêm vào đó, thời tiết trong tháng có mưa nhiều nên giá rau tươi tại các chợ tăng mạnh từ 10% - 15%, bởi nguồn cung hạn chế đã đẩy chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,1% so tháng trước.
Bên cạnh đó, chỉ số giá USD có tăng nhẹ 0,07%. Diễn biến tỷ giá trong nước khá ổn định do lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất cuối năm, do đó tỷ giá tháng này gần như ổn định, xoay quanh 22.330 VND/USD.Nền kinh tế vĩ mô ổn địnhNhìn chung bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, cụ thể như giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.Tuy nhiên, mức tăng của lạm phát chung (tăng 2,07%) và lạm phát cơ bản (tăng 1,81%) khá gần với nhau, lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,64% đến 1,88%, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.Song mặt khác, việc CPI 9 tháng tăng 2,07% so với cùng kỳ năm 2015 nên tính bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,34%.