Chỉ số Hài lòng của Hà Nội tăng 10 bậc: nỗ lực của chính quyền được người dân đánh giá cao
Kinhtedothi-Theo kết quả Chỉ số Hài lòng (SIPAS) năm 2024 công bố hôm nay, 6/4, TP Hà Nội đạt 86,5%, tăng 2,93% và xếp thứ 11/63 tỉnh, TP, tăng 10 bậc so với năm trước. Kết quả này của Hà Nội cao hơn so với Chỉ số Hài lòng chung của cả nước (SIPAS) chung của cả nước năm 2024 đạt 83,94%).
Chiều nay, 6/4, Sở Nội vụ Hà Nội đã có báo cáo nhanh về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của TP Hà Nội năm 2024.
SIPAS là một nội dung quan trọng để đánh giá Chỉ số Cải cách hành chính
Theo đại diện Sở Nội vụ Hà Nội, SIPAS là một trong những nội dung quan trọng để đưa vào đánh giá, xác định Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) (PAR Index) của TP (chiếm tỷ lệ 10% tổng số điểm Chỉ số CCHC). Sáng nay, 6/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã công bố kết quả SIPAS của các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2024.
Đây là năm thứ 8, cơ quan này triển khai đo lường, xác định Chỉ số Hài lòng nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.
Bộ Chỉ số gồm 42 chỉ số phản ánh nhận định, đánh giá; 51 chỉ số phản ánh mức độ hài lòng; 10 chỉ số phản ánh nhu cầu, mong đợi của người dân. Trong đó, Chỉ số phản ánh mức độ hài lòng được đánh giá dựa trên cảm nhận của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân và dựa trên tri thức, trải nghiệm của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công.
Cơ quan triển khai thực hiện là Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, T.Ư Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội - Chi nhánh số 7 hướng dẫn người dân lấy số thứ tự giải quyết hồ sơ hành chính
Trên địa bàn TP Hà Nội, đối tượng, phạm vi tiến hành điều tra xã hội học là những người dân ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Năm 2024, tại Hà Nội phát ra số lượng 2.700 phiếu điều tra, với hình thức điều tra là phát phiếu trực tiếp. Phạm vi điều tra, thực hiện khảo sát tại 6 quận, huyện, thị xã thuộc TP gồm Hoàn Kiếm, Đống Đa, Sơn Tây, Đông Anh, Quốc Oai, Ba Vì. Mỗi đơn vị cấp huyện chọn 3 đơn vị cấp xã, với tổng số toàn TP là 18 đơn vị cấp xã được chọn mẫu.
Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm chọn các phường Hàng Trống, Cửa Đông, Hàng Bông; quận Đống Đa chọn các phường Ô Chợ Dừa, Khâm Thiên, Khương Thượng; thị xã Sơn Tây chọn các phường Lê Lợi, Viên Sơn, Cổ Đông; huyện Đông Anh chọn thị trấn Đông Anh, xã Đông Hội, xã Cổ Loa; huyện Quốc Oai chọn thị trấn Quốc Oai, xã Phú Mãn, xã Tân Hoà; huyện Ba Vì chọn thị trấn Tây Đằng, xã Châu Sơn, xã Cổ Đô.
Mỗi đơn vị cấp xã chọn 2 thôn, tổ dân phố, với tổng số toàn TP là 36 thôn, tổ dân phố được chọn mẫu. Mỗi thôn, tổ dân phố lập danh sách và chọn 250 hộ gia đình, với tổng số toàn TP tối đa là 9.000 chủ hộ/người đại diện để khảo sát.
Bộ Nội vụ lựa chọn 75 chủ hộ/người đại diện hộ gia đình/1 thôn, tổ dân phố (chọn 2.700 mẫu trong 9.000 mẫu tổng thể. Thời gian thực hiện là từ tháng 10 đến tháng 12/2024.
Hà Nội đứng thứ 2/6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo kết quả Chỉ số SIPAS năm 2024 được công bố, TP Hà Nội đạt 86,5%, tăng 2,93% và xếp thứ 11/63 tỉnh, TP, tăng 10 bậc so với năm trước (năm 2023 xếp thứ 21/63 tỉnh, TP). Kết quả này của Hà Nội cao hơn so với Chỉ số Hài lòng chung của cả nước (SIPAS chung của cả nước năm 2024 đạt 83,94%).

Trong đó đáng chú ý, Hà Nội đã đạt Chỉ số Hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách là 86,51%, tăng 3,05% và tăng 12 bậc so với năm trước, xếp thứ 9/63 tỉnh, TP. Chỉ số hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công đạt 86,49%, tăng 2,77% và tăng 8 bậc so với năm trước, xếp thứ 13/63 tỉnh, TP.
So với các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Hà Nội đứng thứ 2/6 tỉnh, TP. Cụ thể, Hải Phòng xếp thứ nhất, Hà Nội xếp thứ 11, Huế xếp thứ 15, Đà Nẵng xếp thứ 28, TP Hồ Chí Minh xếp thứ 29 và Cần Thơ xếp thứ 34.
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Mai Xuân Trường chia sẻ, theo kết quả mà Bộ Nội vụ vừa công bố, năm 2024, Chỉ số CCHC (Par Index) của Hà Nội tiếp tục vị trí thứ 3, chỉ số Hài lòng (SIPAS) xếp vị trí thứ 11, đã tăng 10 bậc so với năm trước (năm 2023 tăng 9 bậc). Kết quả 2 chỉ số này là minh chứng rõ nét cho thấy các nỗ lực của TP Hà Nội trong năm 2024 đã được người dân tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao hơn so với năm trước.
Trích dẫn
Theo Sở Nội vụ Hà Nội, “Chỉ số phản ánh mức độ hài lòng” được TP đánh giá dựa trên cảm nhận của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện 9 nhóm chính sách công quan trọng, gồm: phát triển kinh tế; khám, chữa bệnh; giáo dục phổ thông; trật tự, an toàn xã hội; giao thông đường bộ; điện sinh hoạt; nước sinh hoạt; an sinh, xã hội; cải cách hành chính.

Bỏ cấp huyện, người dân có thể đối thoại với chính quyền cơ sở qua mạng xã hội
Kinhtedothi-Đó là một hình thức đối thoại giữa chính quyền địa phương cơ sở với Nhân dân khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, được đề xuất tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, do Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến.

Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024: Giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay
Kinhtedothi-Theo kết quả công bố, Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của các tỉnh, TP tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực, với giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay, đạt 88,37%. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp có 63/63 địa phương đều đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, trong đó 53/63 địa phương có Chỉ số CCHC tăng so với năm trước.

Kết quả Chỉ số Hài lòng (SIPAS) năm 2024: Cải thiện rõ rệt về chất lượng phục vụ
Kinhtedothi - Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS) ghi nhận nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp ở địa phương trong triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ người dân.