Theo báo cáo, tổng số cổ phiếu được phát hành ra để trả cổ tức đợt này là 43 triệu cổ phiếu, tương đương 10% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/7 và thời gian cổ phiếu về tài khoản dự kiến là trong tháng 8.Đón nhận việc pha loãng này, thị trường vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào ROS . Sau phiên điều chỉnh giá, thì từ phiên 5/7 cho đến cuối tuần qua, ROS vẫn liên tục tăng giá. Tính đến nay, ROS đang có 10 phiên tăng liên tiếp.Điều này có thể được lý giải bởi nhà đầu tư có xu hướng ưa thích các doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu trong thị trường giá lên. Nhiề cổ phiếu như bất động sản như DXG, TDH, HBC cũng đều chi trả bằng cổ phiếu nhưng sau khi được chia, giá các cổ phiếu này vẫn tiếp tục đi lên.
Từ mức giá 71.270 đồng/cổ phiếu ngày 21/6, ROS đã gần như liên tục tăng giá, khoảng 20% lên mức giá đóng cửa cuối tuần qua là 85.500 đồng/cổ phiếu.Thậm chí ngay cả khi ROS bất ngờ tuyên bố dừng kế hoạch phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 4:1 do Công ty vẫn thu xếp đủ nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư đã được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2017 và đầu năm 2018, xu hướng giá lên của ROS trong vòng 1 tháng trở lại đây cũng không hề bị gián đoạn.
Đồng hành cùng các đợt tăng giá của ROS còn luôn có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại.Họ đã mua vào gần 40 tỷ đồng từ ngày 5/7 cho đến ngày 14/7. Còn theo theo thống kê lũy kế, khối ngoại đã mua vào 8,3 triệu cổ phiếu ROS từ đầu năm cho đến hết phiên ngày 14/7, giá trị giao dịch tương đương 1.056 tỷ đồng.Tuy nhiên, có thể đợt tăng giá hiện tại vẫn chưa dừng lại bởi trong quá khứ, khi đã đi lên ROS thường có những đợt tăng giá kéo dài 2 - 3 tháng.Lần thứ nhất đó là đợt tăng sau khi niêm yết vào tháng 9 năm ngoái và chỉ dừng vào cuối tháng 11, thị giá tăng hơn 10 lần. Lần thứ 2 là đợt tăng giá từ giữa tháng 12/2016 đến 16/3/2017 với mức tăng giá hơn 60%.Hiện quy mô vốn hóa của ROS đạt 40.440 tỷ đồng và đứng thứ 10 trong top những doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.