Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 5/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức khai mạc Chương trình “Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc 2014” tại Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội).

Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1
Nhà báo Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình “Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc 2014”.
Tới dự lễ khai mạc có ông Nông Quốc Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nhà báo Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội…

Không chỉ nhằm mục đích tôn vinh văn hóa dân tộc, chương trình còn là hoạt động ý nghĩa hướng tới xây dựng “Quỹ Nhân ái” ủng hộ trẻ em nghèo Việt Nam, đặc biệt là trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em vùng khó khăn.
Các đại biểu thả bay lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam.
Các đại biểu thả bay lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam.
Đúng 9h30, Lễ khai mạc - Thượng cờ được Ban tổ chức tiến hành long trọng. Các vị đại biểu cùng thả bay lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam có kích thước 324m2 được cung tiến lên các Vua Hùng ở đền Thượng (Đền Hùng) vào ngày 1/3 đến ngày 5/3 Âm lịch, trên không gian Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn để thể hiện sự thành kính khi thực hiện lễ giỗ các vua Hùng tại đây. Lá cờ thả bay ở độ cao 50-70m cùng một chùm bóng bay lớn, gọi là chùm “Âu Cơ” liên tục trong 5 ngày lễ hội.

Lá cờ thực hiện bằng vải màu, theo mẫu cờ ngũ hành, hình vuông truyền thống của Việt Nam với năm sắc đồng tâm: Trắng (hành kim), xanh lá cây (hành mộc), xanh dương (hành thủy), đỏ (hành hỏa) và vàng (hành thổ). Mỗi cạnh 18m gợi nhớ 18 đời vua Hùng, với hành thổ (đất) nằm giữa trung tâm lá cờ, tượng trưng lãnh thổ, đât của vua và hành thủy (nước) bao ngoài cùng. Nước ôm lấy đất: Tức Đất Nước. Phần trung tâm lá cờ màu vàng (hành thổ) có chữ Hùng (kiểu chữ triện cỡ lớn) và để hiệu của 18 đời vua Hùng. Lá cờ có vây và đao cờ băng vải đỏ.
Sản phẩm từ tre thu hút khách du lịch.
Sản phẩm từ tre thu hút khách du lịch.
Cũng trong ngày 5/4, Ban tổ chức đã khai mạc 150 gian hàng “Hội chợ hàng Việt” và công bố chương trình “Truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp”, triển lãm “Các làng nghề, phố nghề”; khai mạc triển lãm “Bản lĩnh doanh nghiệp Việt thời hội nhập”; không gian văn hóa Việt (Ẩm thực chợ quê, thao diễn tay nghề và biểu diễn văn hóa làng nghề, phố nghề và hoạt động văn hóa cộng đồng); các hoạt động nghệ thuật hưởng ứng (múa rồng lân, lễ hội dân gian đường phố, quan họ Bắc Ninh, chèo, múa rối nước, múa hát hầu đồng, múa trống, múa bông,… và các trò chơi dân gian). 
Ngày 6/4, cũng tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn lần đầu tiên diễn ra Lễ dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng. Điểm nhấn của lễ hội dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng là việc các nghệ nhân làng nghề tổ chức gói và nấu một cặp bánh chưng nặng 2 tấn- kỷ lục lớn nhất Việt Nam, để cung tiến tưởng niệm các Vua Hùng rồi tán lộc ngay tại Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn.
 
Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 2
Các đại biểu dự Lễ khai mạc.
Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 3
Một điệu múa của dân tộc Mường.
Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 4
Những người thợ làng nghề tạc tượng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội làm việc ngay tại gian hàng.
Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 5
Bộ sưu tập áo dài nghệ thuật của Nhà thiết kế áo dài - nghệ nhân Lan Hương.
Chiêm ngưỡng lá cờ Đại lễ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 6
Lá cờ Đại lễ được thả bay bởi chùm bóng “Âu Cơ”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần