Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiều nay, Báo Kinh tế&Đô thị tổ chức tọa đàm "Dự trữ hàng Tết"

Kinhtedothi - Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, 14 giờ ngày 6/12, Báo Kinh tế&Đô thị sẽ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề ““Dự trữ hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán" trên địa bàn Hà Nội.

Thời gian qua, nhiều chương trình hưởng ứng cuộc vận động đã được TP Hà Nội tổ chức, phát động như Chương trình bình chọn "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích", phiên chợ hàng Việt, hội chợ đặc sản vùng miền….

Với cách làm sáng tạo, sâu sát và sự vào cuộc của hệ thống chính trị toàn thành phố, người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô ngày càng nhận thức rõ hơn mục đích, ý nghĩa cuộc vận động. Qua đó hướng tới lựa chọn, mua sắm hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp thay cho việc mua sắm hàng ngoại cùng loại, giúp doanh nghiệp trong nước định vị thương hiệu Việt.

Người tiêu dùng mua hàng Việt tại siêu thị Co,op Mart. Ảnh: Hoài Nam

Thông tin từ Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội cho thấy, quá trình triển khai Cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh hàng ngoại nhập, phát triển trên thị trường nội địa. Đồng thời khẳng định hàng Việt được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và gửi gắm tình cảm yêu mến.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Chính vì vậy, từ 14 giờ ngày 6/12, Báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Dự trữ hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Hà Nội”.

Doanh nghiệp Việt giới thiệu hàng Việt Nam tới đối tác quốc tế tại Hội chợ FLAsia 2023. Ảnh: Hoài Nam

Tại buổi tọa đàm trực tuyền các doanh nghiệp bán lẻ, cơ quan quản lý sẽ trao đổi, phân tích những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai cuộc vận động. Qua đó gợi mở những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả, sức lan tỏa của cuộc vận động đến với doanh nghiệp, người dân Thủ đô.

Đồng thời, góp thêm tiếng nói nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng hàng Việt, góp ý để các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng từ đó xác định kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó tuyên truyền cổ vũ, động viên và tôn vinh các doanh nghiệp, nhà sản xuất có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích.

Hà Nội: 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn

Hà Nội: 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn

Dự trữ hàng Tết Nguyên đán: Hàng Việt chiếm ưu thế

Dự trữ hàng Tết Nguyên đán: Hàng Việt chiếm ưu thế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ