Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chính phủ đầu tiên sụp đổ vì bê bối gián điệp

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin giúp con người có một cuộc sống tiện nghi nhưng chưa chắc đã hạnh phúc hơn khi ngày càng bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.

Đặc biệt, những bê bối liên quan đến vụ lực lượng an ninh các nước nghe lén, xâm nhập vào các tài khoản thông tin cá nhân đã một lần nữa cho thấy, con người đã và đang trở thành nạn nhân của chính những thành tựu khoa học do mình tạo ra.

Chính phủ đầu tiên sụp đổ vì bê bối gián điệp - Ảnh 1

Thủ tướng Luxembourg Jean - Claude Juncker đã phải từ chức vì bê bối gián ddieemp. Ảnh: AFP

Sau khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ thông tin cơ quan an ninh nước này thực hiện chương trình nghe lén quy mô lớn, những chương trình tương tự do chính quyền Anh, Pháp, Nga và nhiều nước châu Âu cũng bị đưa ra ánh sáng. Người dân thì phẫn nộ vì đời sống cá nhân bị can thiệp một cách trắng trợn, chính trường thì dậy sóng bởi các tranh cãi đầy toan tính giữa các phe phái. Trong một diễn biến mới nhất, Thủ tướng Luxembourg Jean - Claude Juncker đã phải từ chức khi chính phủ của ông sụp đổ vì bê bối gián điệp. Sự nghiệp của chính trị gia có thời gian tại nhiệm lâu nhất Liên minh châu Âu (EU) đã sụp đổ do không thông báo cho các nhà lập pháp về những hành động gián điệp "bất thường và bất hợp pháp" của Cơ quan tình báo quốc gia (SREL). Theo báo cáo, từ năm 2003 – 2009, SREL đã thực hiện một loạt hành vi gián điệp bất hợp pháp như nghe lén điện thoại, thực hiện các vụ làm ăn phi pháp…

Trong một diễn biến khác, Liên đoàn Quốc tế nhân quyền (FIDH) và Liên đoàn Nhân quyền (LDH) của Pháp hôm 11/7 đã đệ đơn kiện các tập đoàn công nghệ của Mỹ gồm Google, Yahoo và Apple đã vi phạm nguyên tắc bảo vệ các dữ liệu cá nhân. Vụ kiện này nhằm làm sáng tỏ vai trò của các tập đoàn công nghệ và internet trong chương trình do thám thông tin từ điện thoại và thư điện tử có tên gọi là PRISM của Mỹ. Trước đó, E.Snowden đã tiết lộ thông tin hãng Microsoft giúp chính phủ liên bang tìm ra một cách để giải mã các tin nhắn được gửi trên các nền tảng được lựa chọn, bao gồm Outlook.com Web chat, dịch vụ thư điện tử Hotmail, và Skype.

Những rắc rối do các thiết bị công nghệ thông minh gây ra ngày càng nhiều đã buộc nhiều cơ quan, tập đoàn, chính quyền đưa ra các biện pháp đối phó. Mới đây nhất, điện Kremlin cho biết sẽ quay trở lại sử dụng các máy chữ thủ công trong một nỗ lực nhằm tránh bị rò rỉ thông tin từ máy tính. Theo đó, Cục Bảo vệ liên bang Nga (FSO), cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ các liên lạc tại Kremlin và bảo vệ Tổng thống Vladimir Putin sẽ chi khoảng 486.000 Rúp (15.000 USD) để mua các máy chữ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc soạn thảo văn bản quan trọng trên máy tính.