Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chính phủ Li-băng chính thức sụp đổ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chính phủ Li-băng hôm qua đã sụp đổ sau khi Hezbollah và các đồng minh rút khỏi Nội các, do bất đồng với các đảng phái được phương Tây ủng hộ về bản cáo trạng sắp được đưa ra đối với vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005.

KTĐT - Chính phủ Li-băng hôm qua đã sụp đổ sau khi Hezbollah và các đồng minh rút khỏi Nội các, do bất đồng với các đảng phái được phương Tây ủng hộ về bản cáo trạng sắp được đưa ra đối với vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005.

Một tòa án được Liên hợp quốc ủng hộ, điều tra về vụ đánh bom khiến cựu Thủ tướng Rafik Hariri và 22 người khác thiệt mạng, được dự đoán rộng rãi rằng sẽ nêu tên các thành viên của Lực lượng vũ trong dòng Shiitte Hezbollah, khiến nhiều người lo sợ có thể tái châm ngòi cho bạo lực sắc tộc, vốn đã liên tục “quần đảo” quốc gia nhỏ bé này.

 

Sự rút lui của Hezbollah đã khơi màn một cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất Li-băng kể từ năm 2008.

 

Chính phủ non trẻ 14 tháng tuổi của Li-băng là một liên minh miễn cưỡng mong manh giữa các đối thủ truyền kiếp: một khối được phương Tây ủng hộ, do con trai Saad Hariri của cựu Thủ tướng bị ám sát dẫn đầu và Hezbollah, lực lượng được vũ trang vượt xa quân đội quốc gia và bị Mỹ liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.

 

Bất đồng về phiên tòa đã làm chính phủ Li-băng tê liệt suốt nhiều tháng qua, với Hezbollah cáo buộc phiên tòa là một âm mưu của Mỹ cùng Israel và kêu gọi Thủ tướng Saad Hariri phủ nhật tất cả kết quả điều tra. Nhưng ông Hariri đã từ chối phá vỡ hợp tác với tòa án có trụ sở ở Hà Lan này.

 

Và giờ đây rạn nứt giữa hai bên đang bị khoét sâu, với Hezbollah cáo buộc phe của ông Hariri luồn cúi trước phương Tây. Các bộ trưởng của Hezbollah đã lên lịch cho cuộc từ chức của họ, trùng với thời điểm diễn ra cuộc họp giữa ông Hariri với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington.

 

Các chính phủ phương Tây đã nỗ lực củng cố sức mạnh cho chính phủ trung ương của Li-băng kể từ khi Israel và Hezbollah đối đầu trong một cuộc chiến tàn khốc kéo dài 34 ngày vào năm 2006. Song họ cũng bày tỏ lo ngại về sự cân bằng quyền lực với nhóm Hezbollah được trang bị vũ khí tối tân.

  

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, đang công du tới Doha, Qatar, nhận xét hành động của Hezbollah là “nỗ lực rõ ràng…nhằm lật đổ công lý và làm tổn hại tới toàn vẹn lãnh thổ cũng như độc lập của Li-băng”.

 

“Không một nước nào buộc phải chọn giữa công lý và ổn định. Người Li-băng xứng đáng được hưởng cả hai điều đó”, bà Clinton cho hay.

Hiện văn phòng của Thủ tướng Hariri chưa có bình luận gì về việc rút lui của Hezbollah và các đồng minh, khiến chính phủ của ông sụp đổ. Song họ cho biết ông Hariri đang tới Pháp để gặp Tổng thống Sarkozy, trước khi tới Beirut. Li-băng từng là thuộc địa của Pháp nên Pháp đóng vai trò khá lớn trong chính trường của nước này.

 

Được biết, nguyên nhân trực tiếp khiến Hezbollah rút khỏi nội các là do các cuộc đàm phán giữa Syria và Ả rập Xê-út, một đồng minh của ông Hariri, nhằm tìm ra thỏa hiệp đối với phiên tòa do Liên hợp quốc ủng hộ đã thất bại.

 

Thông tin chi tiết về sáng kiến của Syria- Ả rập được tiết lộ rất ít, song các cuộc đàm phán đã được ca ngợi có thể là một bước đột phá của Ả rập, chứ không phải là giải pháp do các cường quốc phương Tây đưa ra.

 

“Nội các này đã trở thành một gánhnặng đối với người Li-băng, không thể thực thi nhiệm vụ của mình”, Jibran Bassil, người từ chức Bộ trưởng năng lượng cho biết. “Chúng tôi từ chức để tạo cơ hội cho một chính phủ khác lên nắm quyền”.

 

Bassil cho hay các bộ trưởng quyết định từ chức sau khi Hariri “ngừng kháng cự đối với áp lực của nước ngoài và Mỹ” và quay lưng lại với những nỗ lực của Syria-Ả rập.

 

Ông Hariri thành lập chính phủ quốc gia hợp nhất hiện tại vào tháng 11/2009, sau khi khối của ông thất bại sát nút trước đối thủ Hezbollah trong cuộc bầu cử. Nhưng chính phủ đã phải vật lộn để hoạt động và trong 2 tháng qua chỉ nhóm họp trong vài phút do bất đồng về phiên tòa xét xử vụ ám sát.