Chính phủ mới của Australia có "gườm" Trung Quốc?
Chính phủ do Công đảng lãnh đạo của Australia dự kiến tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ với Đông Nam Á và biến đổi khí hậu, trong khi nỗ lực điều hướng quan hệ với Trung Quốc.
Quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh lao dốc trong những năm gần đây, với việc Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các sản phẩm của Australia để đáp lại các chính sách và quyết định như việc Australia kêu gọi điều tra về nguồn gốc của Covid-19 và lệnh cấm 5G đối với tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.

Thủ tướng mới đắc cử đã cam kết sẽ không có thay đổi lớn nào trong chính sách về Trung Quốc dưới thời chính phủ của ông.
Hôm 23/5, ông Albanese cho biết mối quan hệ với Trung Quốc sẽ vẫn "khó khăn", trong khi liên minh của Australia với Mỹ là "quan trọng nhất cùng với các quan hệ của trong khu vực và các cam kết đa phương của Australia".
Ông Albanese và tân Bộ trưởng Ngoại giao Penny Wong sẽ phải đối mặt với một "bài test" ngoại giao khi đến Tokyo dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Quad gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản vào ngày mai (24/5).
Tân Bộ trưởng Wong, sinh ra ở Malaysia, là bộ trưởng ngoại giao gốc Á đầu tiên của Australia. Bà đã phục vụ trong các cơ quan của Công đảng, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng Đông Nam Á như Indonesia.
Bà Wong cho biết Australia sẽ đưa ra các cam kết mới về Đông Nam Á và Thái Bình Dương vào Hội nghị nhóm "bộ tứ kim cương" QUAD, gồm Mỹ, Úc, Nhật, Ấn Độ. Mặt khác, Công đảng cũng cho biết mong muốn tăng cường hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chương trình Hội nghị của Bộ tứ dự kiến bao gồm vấn đề tại Ukraine, sự ổn định ở các quốc đảo Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và biến đổi khí hậu.
Nhóm Quad cũng dự kiến sẽ công bố một sáng kiến nhằm trấn áp tình trạng đánh bắt bất hợp pháp ở Thái Bình Dương, sử dụng công nghệ theo dõi vệ tinh, Financial Times đưa tin hôm 21/5.
Điều này phù hợp với cam kết của Đảng Lao động nhằm tăng cường giám sát trên không đối với các vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của các quốc đảo Thái Bình Dương, nhằm thu hồi 150 triệu USD thiệt hại/năm do đánh bắt bất hợp pháp.
Các nhà lãnh đạo của các quốc đảo Thái Bình Dương đã hoan nghênh cam kết của Đảng Lao động về việc cung cấp nhiều tài chính hơn cho khí hậu, vốn bị coi là thiếu sót trong việc Australia tiếp cận khu vực trong khi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng.

Bầu cử Australia: Khả năng có thay đổi lớn sau gần 1 thập kỷ?
Kinhtedothi - Người dân Australia sẽ chính thức đi bỏ phiếu vào cuối tuần này để chọn ra chính quyền mới.

Đôi nét về nhà lãnh đạo mới của Australia
Kinhtedothi - Thủ tướng Scott Morrison đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử sau một "đêm khó khăn" đối với chính phủ bảo thủ của ông.

Lời hứa thay đổi Australia của tân Thủ tướng Albanese
Kinhtedothi - Thủ tướng đắc cử của Australia Anthony Albanese đã đặt vấn đề biến đổi khí hậu lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình, sau khi chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử hôm 21/5 đã kết thúc một thập kỷ cầm quyền của phe bảo thủ.