[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 1

Với quan điểm chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số không được phép dừng lại, bằng lòng với kết quả đạt được, TP Hà Nội đặt mục tiêu sẽ tiếp tục lộ trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực quản trị, trên tinh thần “cần giải pháp thông minh và cách làm mới với phương châm tích hợp các giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí”, qua đó chất lượng cuộc sống của người dân mới được nâng lên”.

Trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 2

Từ những chỉ đạo này, trong phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII diễn ra ngày 23/10/2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, với vị trí, vai trò là Thủ đô, Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong triển khai thực hiện quyết liệt, đột phá, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy và Tiểu ban Văn kiện tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Trung ương và tinh thần chỉ đạo mới của Tổng Bí thư Tô Lâm vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XVIII Đảng bộ TP.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 3

Hiện nay, TP Hà Nội cũng đang tích cực để hết năm 2025 hoàn thành 15 mục tiêu chuyển đổi số theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030”, để đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành một thành phố thông minh được xây dựng trên ba trụ cột chính: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, một trong những vấn đề rất quan trọng trong xây dựng chính quyền số là xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. Thường trực Thành ủy cũng đã yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy tiếp tục nâng cao nhận thức và đổi mới mạnh mẽ tư duy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh để đáp ứng được mục tiêu là chuyển đổi số phải rút ngắn được quy trình, thủ tục giải quyết công việc.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 4

Cùng với đó, trên quan điểm “dữ liệu là linh hồn, cốt lõi để chuyển đổi số”, TP cũng yêu cầu các đơn vị, dữ liệu lớn cần phải được kết hợp, chia sẻ; không được tập quyền, cát cứ dữ liệu. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ hoàn thành các nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Khẩn trương rà soát, tối ưu quy trình hành chính nội bộ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Tập trung hoàn thiện các hệ thống thông tin dùng chung đã triển khai, không để tình trạng lỗi, mất ổn định gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dân khi tham gia hệ thống. 

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng quán triệt tới các đơn vị thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số không được phép dừng lại, bằng lòng với kết quả đạt được. Công nghệ luôn phát triển vì thế các giải pháp phải luôn đổi mới để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dân. Các đơn vị phải làm việc với phương châm “5 rõ”, “một việc một đầu mối xuyên suốt”, đơn vị chủ trì phải chịu trách nhiệm và người đứng đầu chịu trách nhiệm cao nhất; vướng mắc ở đâu báo cáo TP để tháo gỡ. Đồng thời, tổ chức cán bộ phải đi tìm đúng người, có cơ chế thu hút người tài, kết quả cuối cùng phải thông minh, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 5

Để phát triển xanh, bền vững, bao trùm, bên cạnh việc phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại kết nối thông suốt, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thì việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là cải cách hành chính, chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực là giải pháp đột phá quan trọng mà TP Hà Nội đang thực hiện.

Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại – "phương thức sản xuất số", là nguồn lực, động lực thúc đẩy sự chuyển mình của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số và khoa học công nghệ. Trong đó, TP Hà Nội nhận thức và xác định chuyển đổi số không chỉ mang tính cách mạng trong việc áp dụng công nghệ, mà còn là cuộc cách mạng trong nhận thức, tư duy, văn hóa và cấu trúc xã hội. Hà Nội đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu":

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 6

Quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn đến 2050 như Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã định hướng: "Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước".

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 7

Kết quả triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” tại Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án 06, góp phần để Chính phủ và Tổ công tác kiểm toán lại kết quả và có bước để triển khai hiệu quả Đề án thời gian tới. Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội cũng góp phần hình thành hệ thống hành chính theo hướng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, hình thành thói quen cho người dân tham gia xã hội số trong tương lai. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong triển khai nhiệm vụ của Đề án 06.

Trước đây, người dân phải đi ra đường để làm thủ tục hành chính từ những thứ nhỏ nhất như đi xin học cho con, lấy học bạ, công chứng giấy tờ... Nhìn chung, có bao nhiêu thủ tục hành chính thì có bấy nhiêu người dân phải đi ra đường. Nền hành chính nặng nề dẫn đến hệ lụy gây mất thời gian, công sức, tiền bạc của cán bộ, người dân. Điều này gây lãng phí nguồn lực, ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng tham nhũng vặt.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 8

Nếu chúng ta không khẩn trương thực hiện chuyển đổi số quốc gia, không những chúng ta mất cơ hội trong nước mà chúng ta còn mất cơ hội tham gia vào chuỗi toàn cầu hóa. TP Hà Nội cần tiếp tục tập trung nhiệm vụ của Đề án 06 và các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia thời gian tới. Trong đó, có lộ trình rõ ràng để 31/12/2025 hoàn thành dữ liệu để giảm bớt thời gian về cấp hộ tịch, cấp lý lịch tư pháp... Không có lý do gì bắt người dân chờ 10 ngày mới có lý lịch tư pháp, chỉ cần 3 ngày; thậm chí còn phải rút gọn trong vòng 24 giờ... Đồng thời, đề nghị UBND TP quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành để ngay trong đội ngũ cán bộ có nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm về triển khai chuyển đổi số; có lộ trình, tăng cường kiểm tra, đôn đốc trong thực hiện.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 9

Thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục duy trì và phát triển hạ tầng công nghệ, hạ tầng số như: Trung tâm dữ liệu, Trung tâm Điều hành thông minh trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn thông tin mạng tạo nền tảng chuyển đổi số phục vụ quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và phát triển kinh tế số, xã hội số.

TP Hà Nội cũng sẽ tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ về cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số, gồm: Kiến trúc chính quyền điện tử TP phiên bản 3.0; Ban hành và tổ chức triển khai Đề án “Xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đồng thời, hoàn thành một số nhiệm vụ về hạ tầng phục vụ triển khai chính quyền số; phát triển dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ chính quyền số, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia và giữa các ngành.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 10

Bên cạnh đó, tập trung triển khai phê duyệt cấp độ, phương án bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp” đối với hệ thống thông tin của cơ quan Nhà nước TP theo quy định. Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số. Trong đó, tập trung thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế- xã hội. Ban hành cơ chế đặc thù thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn TP đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Cùng với đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn, khuyến khích người dân khai thác, sử dụng các dịch vụ số dịch vụ công trực tuyến, y tế số, giáo dục số, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử. Hướng dẫn các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản trên không gian số, dần hình thành công dân số, văn hóa số.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 11

Để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 22/12/2022 của Thành uỷ Hà Nội, quận sẽ tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động “Tổ công nghệ số cộng đồng”, nâng cao chất lượng xây dựng thành phố thông minh. Trong đó đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về chuyển đổi số; nghiên cứu xây dựng các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện về các dịch vụ, ứng dụng số để người dân nắm bắt, thực hiện.

Tập trung, quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và công dân trên địa bàn với phương châm thực hiện “Chuyển đổi số đang đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng người”, chỉ đạo, tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động hướng dẫn toàn bộ người dân trên địa bàn về tính hữu ích của ứng dụng iHanoi. Tiếp tục triển khai thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử; cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNelD.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 12

Tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình chuyển đổi số, mang công nghệ thông tin đến gần hơn với cuộc sống của người dân. Đồng thời, triển khai các nền tảng số tới 100% cán bộ, công chức, viên chức để hình thành các công chức số, thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn; đẩy mạnh việc sử dụng, cung cấp các nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý của cơ quan, địa phương theo phương châm "chuyển đổi số luôn lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển". Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao…

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 13

Việc chuyển đổi số giúp hệ thống hóa quy trình giải quyết các nhiệm vụ, công việc, thủ tục hành chính; tiết kiệm thời gian, công sức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện. Đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công tác chuyển đổi số tại đơn vị còn có một số vướng mắc. Cụ thể như, hạ tầng công nghệ số còn thiếu, chưa đồng bộ. Số lượng trạm BTS, cột thu phát sóng di động trên địa bàn còn ít, chưa đảm bảo cấp đủ sóng phục vụ nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn trong thời đại chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực từ cấp huyện đến cấp xã nhằm bảo đảm cho việc phối hợp triển khai và tổ chức thực hiện chuyển đổi số tại các đơn vị phục vụ xây dựng nền hành chính điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, bộ phận cán bộ công chức còn yếu, thiếu kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, chưa chủ động học tập và trau dồi nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác. Nguồn vốn đầu tư công tác phục vụ chuyển đổi số chủ yếu là nguồn ngân sách địa phương, chưa có cơ chế hợp lý để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn xã hội khác.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 14

Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu dùng chung phục vụ công tác truy cập, khai thác giữa các đơn vị liên quan còn khó khăn, chưa đồng bộ, gây tốn kém về mặt chi phí vận hành, phức tạp cho người sử dụng.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số trên địa bàn thời gian tới, UBND huyện Thanh Oai tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về nhiệm vụ chuyển đổi số. Xây dựng thành công các mô hình chuyển đổi số điển hình trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ dùng chung trên địa bàn TP, ứng dụng số phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Để công tác chuyển đổi số có hiệu quả hơn nữa, phục vụ hoạt động nội bộ của các cơ quan Nhà nước và trong chính đời sống của Nhân dân, đề nghị UBND TP tăng cường thiết lập, triển khai các ứng dụng, phần mềm, dịch vụ có tính sử dụng chung của các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn toàn TP, liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của Chính phủ, hướng tới việc chỉ một phần mềm, ứng dụng có thể xử lý các công việc, nhiệm vụ hành chính.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 15

 

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài cuối: Tích hợp giải pháp “xanh”, giải pháp “số” để tránh lãng phí - Ảnh 16

06:00 03/12/2024