Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính sách tiền tệ cởi mở, hỗ trợ nhiều vốn hơn cho nền kinh tế

Kinhtedothi - Từ nay đến cuối năm điều hành chính sách tiền tệ sẽ cởi mở hơn theo hướng linh hoạt hỗ trợ cho DN, nền kinh tế tăng trưởng… theo mục tiêu của Chính phủ.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định tại họp báo thường kỳ quý III năm 2024 do NHNN tổ chức chiều 17/10.

Để ngỏ quan điểm điều hành lãi suất

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tính đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng toàn ngành kinh tế đạt ở mức 9% so với cuối năm 2023, đạt 14,7 triệu tỷ đồng. So với cùng kì năm trước, cao hơn 16%. Huy động vốn tăng 5,28%, đạt 14,5 triệu tỷ đồng.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo.

Tình hình tỷ giá trong quý III đã dịu bớt áp lực. Nếu như trước đó tỷ giá có thời điểm tăng 5-6% thì hiện tại, VND chỉ còn mất giá khoảng 1-2% so với đầu năm. Các nhu cầu ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ.

NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ.

Nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng đã được NHNN triển khai đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và thông báo công khai nguyên tắc xác định để các đơn vị này chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, kể từ ngày 28/8/2024, TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên điểm xếp hạng của TCTD.

Thông qua loạt yếu tố hỗ trợ của mình, NHNN  thể hiện rõ quyết tâm đưa tăng trưởng tín dụng đạt được mức mục tiêu đề ra. Con số tăng trưởng tín dụng 15% được lãnh đạo NHNN tin tưởng có thể thực hiện được.

"Tôi cho rằng, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát là hoàn toàn có thể làm được”- Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ.

"Quan điểm của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ cởi mở để hỗ trợ được nhiều vốn hơn cho nền kinh tế. NHNN sẽ liên tục hỗ trợ vốn, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô đảm bảo lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, đảm bảo quan hệ tỷ giá, chúng tôi sẽ để ngỏ quan điểm điều hành lãi suất trong thời gian tới. Tín dụng vẫn sẽ tập trung cho các dự án trọng điểm, các dự án BOT, các chương trình tín dụng ngành, tín dụng chính sách..." - Phó Thống đốc  Đào Minh Tú cho biết thêm.

Chính thức chuyển giao bắt buộc ngân hàng OceanBank và CBBank

Lãnh đạo NHNN cho biết, NHNN chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Theo NHNN, nợ xấu được quan tâm nhưng vẫn đang có xu hướng tăng lên, nhất là sau cơn bão số 3, mặc dù đã có chính sách cho phép cơ cấu, giãn nợ.

NHNN khẳng định tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Phó Thống đốc cũng cho biết, trong chiều nay, NHNN sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng mua bắt buộc. Cụ thể, CBBank sẽ được chuyển giao cho Vietcombank. OceanBank chuyển giao cho ngân hàng MB. Ngoài ra, còn 2 ngân hàng khác là GPBank và DongA Bank dự kiến sẽ tiếp tục được chuyển giao lần lượt trong tương lai.

Trả lời câu hỏi về quyền lợi của người gửi tiền khi các ngân hàng này được chuyển giao bắt buộc, Phó chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN) Nguyễn Đức Long cho biết, mục tiêu chuyển giao bắt buộc là để các ngân hàng quay về hoạt động bình thường, khắc phục lỗ lũy kế, đảm bảo các quy định về an toàn. "Quyền lợi người gửi tiền đảm bảo trước trong và sau quá trình chuyển giao"-  ông Long nhấn mạnh tại họp báo.

 

Tại buổi họp báo, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN) Đào Xuân Tuấn cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN thực hiện can thiệp thị trường vàng, kết quả đến nay, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp. Tuy nhiên, các giải pháp can thiệp này chỉ là giải pháp tạm thời. Thời gian tới, NHNN tiếp tục nghiên cứu để trình Chính phủ giải pháp căn cơ hơn.

Liên quan đến việc thanh tra 2 tổ chức tín dụng và 4 đơn vị kinh doanh vàng, ông Tuấn cho biết, việc kiểm tra thanh tra được tiến hành bởi đoàn thanh tra liên ngành. Tuy nhiên, kết quả thanh tra đang trong quá trình kết luận. Hiện NHNN chưa nắm được thông tin kết quả kết luận.

Còn bất cập trên thị trường vàng

Còn bất cập trên thị trường vàng

Vẫn ngóng lãi suất vay giảm thêm

Vẫn ngóng lãi suất vay giảm thêm

Giải pháp tín dụng sẽ giúp điều tiết thị trường

Giải pháp tín dụng sẽ giúp điều tiết thị trường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ