Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chip Neuralink giúp chỉnh sửa video và đăng Youtube

Kinhtedothi - Mới đây, Bradford Smith-  người thứ ba cấy chip Neuralink đã có thể dùng suy nghĩ chỉnh sửa video và đăng YouTube.

Neuralink được sáng lập năm 2016 bởi Elon Musk cùng 7 thành viên khác với tham vọng thay đổi thế giới, mở ra tiềm năng thần giao cách cảm. Vào năm 2019, Musk đã từng nói con người sẽ hợp nhất và đạt được cộng sinh với AI. Dù vậy, giới bảo mật lo ngại hệ thống có thể bị hacker tấn công.

Tháng 1/2024, chip đã lần đầu tiên được cấy vào não Noland Arbaugh- người bị liệt tứ chi sống tại Arizona Mỹ. Sau khi cấy chip, người này đã có thể điều khiển chột máy tính bằng suy nghĩ sau vài tuần đồng thời có thể chơi cờ vua và Civilization 6 bằng suy nghĩ.

Đến tháng 7/2024, bệnh nhân thứ hai có thể sử dụng ứng dụng phần mềm CAD để thiết kế phụ kiện sạc cho máy in 3D và chơi Counter-Strike 2.

Và mới đây bệnh nhân thứ 3 đã có thể dùng suy nghĩ để chỉnh sửa video và đăng Youtube.

Công nghệ máy tính - não của Neuralink được cấy cho Bradford Smith. Ảnh: YouTube/Bradford Smith

Được biết, Bradfodr Smith mắc bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, không thể di chuyển và nói chuyện. Ông được chọn để cấy giao diện não - máy tính của Neuralink đã sử dụng công nghệ này để tự biên tập, đăng video lên YouTube mà không cần sự trợ giúp bên ngoài.

Smith cho biết giao diện não - máy tính nhỏ như năm đồng xu xếp chồng lên nhau với nhiều sợi điện cực mỏng, được cấy bằng robot để đảm bảo độ chính xác và không gây tổn hại cho mạch máu. Chip gắn vào vỏ não vận động nên chỉ đọc những suuy nghĩ kết hợp chuyển động có chủ đích, không phải từng từ trong ý nghĩ.

Ban đầu, Smith thử di chuyển tay để điều khiển con trỏ nhưng hệ hống không đáp ứng. Sau khi nghiên cứu, kỹ sư phát hiện di chuyển lưỡi là cách tốt nhất để điều khiển.

Ngoài điều khiển chuột, Smith có thể khôi phục giọng nói nhờ AI. Đội ngũ sử dụng video và âm thanh được quay trước khi Smith được chuẩn đoán ALS để huấn luyện AI và tổng hợp giọng nói, cho phép Smith trình bày video của mình, điều không thể thực hiện hơn một năm trước.

Công nghệ giao diện não - máy tính được đánh giá đang tiến bộ nhanh chóng, giúp người bị liệt có thể dùng máy tính không cần trợ giúp. Nhiều công ty đang nghiên cứu và phát triển giao diện não - máy tính trong đó có Neuralink, được Elon Musk đồng sáng lập năm 2016. Ông kỳ vọng phát triển thành công giao diện não - máy tính để cho phép con người hợp nhất với AI trong tương lai.

Chip Neuralink giúp kiểm soát siêu AI

Chip Neuralink giúp kiểm soát siêu AI

Neuralink tiến hành cấy chip vào não người lần 2

Neuralink tiến hành cấy chip vào não người lần 2

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo hình thức lừa đảo mới mang tên "Quishing"

Cảnh báo hình thức lừa đảo mới mang tên "Quishing"

06 May, 12:12 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên số hóa, mã QR đã trở thành công cụ phổ biến, phục vụ nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu sử dụng hình thức lừa đảo trực tuyến "Quishing" và đây đang trở thành một "cơn sóng ngầm" nguy hiểm trong không gian mạng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ