Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cho bé giấc ngủ sâu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ 3 tháng tuổi, nhận thức của bé tăng và bé cũng bắt đầu quan tâm đến thế giới xung quanh hơn nên thời gian chơi ban ngày của bé sẽ lâu hơn, đồng thời, ban đêm bé sẽ ngủ nhiều hơn so với khi mới sinh. Do vậy, việc bé ngủ ngày ít hơn là điều dễ hiểu, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Mỗi bé sơ sinh có một đồng hồ sinh học khác nhau nên việc ngủ ít hay nhiều sẽ không có ‘chuẩn’ chung. Trung bình, bé chỉ ngủ khoảng 5 tiếng rồi thức giấc để ăn hoặc tỉnh giấc do bé khó chịu vì ẩm ướt khi vệ sinh... Cha mẹ có thể huấn luyện để giấc ngủ của bé dần đi vào quỹ đạo.
 
3 - 4 tháng tuổi, bé cũng rất nũng nịu và hay quấy khóc mỗi khi tỉnh giấc (dân gian gọi là đó là ‘gắt ngủ’). Do đó, để trấn an bé, cha mẹ cần nhẹ nhàng xoa dịu và nhanh nhạy ‘bắt ý’ bé. 
 
 Đặc biệt, nếu bé quấy khóc quá lâu (hơn 5 phút) thì hãy dỗ dành, còn không hãy cứ thử để bé một mình. Để bé học cách kiểm soát và tự 'ru ngủ' mình mà không cần sự âu yếm, vỗ về của cha mẹ... về lâu dài, có lợi cho việc dạy bé.

Việc bé ngủ hay giật mình là do các tế bào thần kinh ở bé chưa được biệt hóa nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa, bất kỳ 1 kích thích nào cũng có thể gây ra phản ứng toàn thân. Theo thời gian, khi hệ thần kinh của bé phát triển toàn diện hơn, phản ứng giật mình sẽ giảm.

Để bé ngủ sâu và đẫy giấc, cha mẹ cần lưu ý một số điểm:
 
Cho bé giấc ngủ sâu - Ảnh 1

1. Đảm bảo bé được bú đủ khi ngủ

Khi được bú đủ, giấc ngủ của bé sẽ sâu và không bị gián đoạn. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé bú 1 lượng nhất định và cứ sau vài giờ thì lại cho bé bú (đa số cữ bú của bé sơ sinh cách nhau 3 – 4 tiếng). Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ, sau khi đã no nê bé sẽ ngủ tiếp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần nhớ là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú.

2. Quấn trong chăn mỏng

Quấn bé trong một chiếc chăn mỏng khi ngủ, giúp bé có cảm giác an toàn và được che chở như khi còn nằm trong tử cung của mẹ. Cách này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, khiến bé ngủ sâu hơn và không còn giật mình khi ngủ.

3. Cho bé giấc ngủ khô ráo

Nếu bỉm của bé bị ướt, bé sẽ cảm thấy bứt rứt không yên và khó có thể ngon giấc. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho bé có một chỗ nằm êm ái, gọn gàng, khô ráo.

Lưu ý: Trong một đêm, trẻ giật mình thức dậy và quấy khóc nhiều sẽ khiến cơ thể giảm tiết hormone tăng trưởng, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cũng như trí tuệ sau này của trẻ. Nếu trẻ vừa khóc vừa ưỡn bụng, vừa khóc vừa co người lại, khóc  kèm khò khè trong thời gian dài trên 30 phút hay tình hình giấc ngủ của bé không cải thiện bạn  nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay.