Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cho vay tiêu dùng tín chấp: Công ty tài chính “hốt” bạc

Kinhtedothi - Thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng chạm ngưỡng 26,55 tỷ USD vào năm 2016.
Dù đạt được nhiều bước nhảy vọt, tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn còn thấp so với tốc độ chung của các nước trên thế giới.

Dư địa phát triển lớn

Theo thống kê của Công ty Dữ liệu và Truyền thông tài chính StoxPlus, tổng dư nợ cho vay của toàn ngành tài chính tiêu dùng tăng chạm ngưỡng 26,55 tỷ USD vào năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng tổng số khoản vay đạt 11,4% so với tỷ lệ tăng 9,3% trong năm 2015. Tính riêng tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp tại các công ty tài chính đạt 3,3 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, tổng dư nợ/GDP của toàn ngành tài chính tiêu dùng chiếm lần lượt là 23% và 16%, trong khi tại Việt Nam tỷ lệ này mới chỉ dừng ở dưới mức 9,8% vào cuối năm 2016.

Nhân viên FE Credit tư vấn cho khách vay tiêu dùng. Ảnh: Nha Trang

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019. Do dư địa phát triển còn rộng lớn, tín dụng tiêu dùng được xem là miếng bánh béo bở của thị trường tài chính Việt Nam. Quy mô hơn 93 triệu dân, trong đó có 55 triệu người trong độ tuổi 20 - 59 tuổi, đang biến thị trường tiêu dùng Việt Nam trở nên vô cùng hấp dẫn. Mặt khác, thời gian gần đây, thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi mạnh mẽ, chuyển từ vay người thân sang vay ngân hàng, vay công ty tài chính để mua sắm nhà cửa, xe cộ, đồ dùng cá nhân và gia đình…

Công ty tài chính trỗi dậy

Ở Việt Nam, cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ rất lâu, song phải đến khi có các công ty tài chính tiêu dùng vào cuộc, thì thị trường mới thực sự sôi động. Dù vậy, thị phần của miếng bánh tín dụng tiêu dùng ở nước ta chủ yếu vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại.

Theo số liệu thống kê của StoxPlus năm 2016, thị phần cho vay tiêu dùng tín chấp của công ty tài chính chỉ chiếm 12,4%. Các công ty này phục vụ cho hơn 60% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động (tương đương hơn 30 triệu khách hàng), Trong khi đó, thị phần tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng chiếm đến 87,6%, phục vụ cho gần 40% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động (tương đương gần 20 triệu khách hàng). Thị phần cho vay tiêu dùng của các ngân hàng gấp 7 lần so với công ty tài chính, trong khi số lượng khách hàng ngân hàng phục vụ được chỉ bằng 2/3 so với công ty tài chính.

Khai thác thị trường ngách là nhóm khách hàng thu nhập trung bình thấp, không ổn định và không thể tiếp cận dịch vụ tài chính tại các ngân hàng, thời gian gần đây, nhiều công ty tài chính đang trỗi dậy mạnh mẽ. Đơn cử, tại FE Credit, tuy mới tách hoạt động từ khối tín dụng của ngân hàng mẹ (VPBank) từ cuối 2015, song đến tháng 6/2017, công ty này phục vụ gần 6 triệu khách hàng, mở rộng hợp tác với gần 5.500 đối tác, hơn 9.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, dẫn đầu thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Tháng 8/2017, FE Credit nâng vốn điều lệ từ 2.790 tỷ đồng lên 4.474 tỷ đồng.

Giám đốc Trung tâm nguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm Huy động vốn FE Credit Nguyễn Thành Phúc cho hay, một trong những khó khăn lớn của hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính là định kiến xã hội. Đó là việc nhiều người dân đánh đồng cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính với các hình thức vay phi chính thống như cầm đồ, cho vay nặng lãi, xã hội đen… Lãi suất cho vay tại các công ty tài chính thường cao và bị so sánh không hợp lý so với lãi suất vay tại ngân hàng.

"Vay tiêu dùng tại các công ty tài chính là loại hình dịch vụ hợp pháp, trong khuôn khổ của pháp luật. Lãi suất cho vay hoàn toàn dựa trên thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép".

Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (NHNN)

Nguyễn Trọng Du

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08 May, 04:39 PM

Kinhtedothi- Ngày 8/5/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đây là hoạt động quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ quy định mới, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ