Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Bước ngoặt thay đổi về chất

Nhấn mạnh, Nghị quyết đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển; là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế"; là "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, ông Phan Đức Hiếu, Đại biểu Quốc hội - Chuyên gia kinh tế cho rằng, Nghị quyết số 68-NQ/TW lần này của Bộ Chính trị đã thể hiện 3 tư tưởng rất lớn. Đó là giảm sự phiền hà; tăng cường mức độ bảo vệ đối với khu vực kinh tế tư nhân và khơi thông mọi nguồn lực.

Đây là điểm rất mới vì trước đây chúng ta đã nhấn mạnh về việc giảm sự phiền hà nhưng lần này chúng ta còn nhấn mạnh thêm việc tăng cường mức độ bảo vệ khu vực kinh tế tư nhân.

Đồng thời, khơi thông mọi nguồn lực để khu vực kinh tế tư nhân thực sự là lực lượng quan trọng nhất trong việc đóng góp vào mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030, năm 2045 mà chúng ta đã đề ra.

Các khách mời tham gia Hội thảo. Ảnh  VGP

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, ngân hàng của ông hình thành và phát triển trong giai đoạn sau đổi mới, năm 1993. Khi đó, rất nhiều DN tư nhân trong đó có các ngân hàng được hình thành và phát triển.

Hiện nay, ACB đang phục vụ gần 300.000 DN vừa và nhỏ cùng hơn 800.000 hộ kinh doanh. Có thể nói ngân hàng đang phục vụ rất lớn lượng DN tư nhân nên hiểu rất rõ những trăn trở của DN và hộ kinh doanh trong thời kỳ hiện nay.

Theo ông Phát, thời kỳ hiện nay có nhiều biến động bên trong và bên ngoài, chủ yếu liên quan đến kinh tế toàn cầu, những tranh chấp, những vấn đề thuế quan… Việc ví von "doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" là rất đúng.

Doanh nhân hiện nay đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề cạnh tranh, thị trường, thuế quan và trách nhiệm của họ là phải giữ được DN của mình.

"Khi Nghị quyết 68 đưa vấn đề kinh tế tư nhân là quan trọng hàng đầu, chúng tôi nhìn nhận vừa là vinh dự nhưng cũng vừa là trách nhiệm. Chúng tôi cũng như các DN tư nhân của Việt Nam đã mong mỏi Nghị quyết này từ rất lâu.

"Chúng tôi đánh giá Nghị quyết 68 là một bước tiến lớn, một cải cách toàn diện không chỉ đối với DN mà cho cả nền kinh tế Việt Nam", ông Từ Tiến Phát nhấn mạnh.

“Nghị quyết 68 là bước ngoặt thay đổi về chất, mở ra tư duy mới trong xây dựng, thực thi chính sách để DN tư nhân "dám làm lớn" - ông Phan Đức Hiếu bày tỏ.

Thực thi - yếu tố quyết định thành công

Tại Hội thảo, các ý kiến đều mong sớm thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW để kinh tế tư nhân hiện thực hóa chủ trương của Đảng.

Bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính chia sẻ, trong nhiều năm qua, chúng tôi theo sát sự ra đời của Luật DN, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa cùng nhiều chính sách liên quan. Tuy nhiên, quá trình thực thi vẫn còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và tinh thần trong các nghị quyết.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính. Ảnh  VGP

“Nghị quyết lần này khẳng định rõ ràng yêu cầu bình đẳng giữa các khu vực kinh tế trong cơ hội kinh doanh, tiếp cận nguồn lực... Không chỉ dừng ở trên nghị quyết, điều này sẽ được thể chế hóa bằng các giải pháp cụ thể. Nếu vẫn có hành vi phân biệt đối xử, người thực hiện phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi tin rằng việc thực thi sẽ là yếu tố quyết định thành công” – bà Bùi Thu Thuỷ nhấn mạnh.

Nghị quyết 68 nêu rõ các chính sách để phát triển DN lớn như đàn sếu đầu đàn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, mở rộng sự tham gia của các DN lớn vào các dự án trọng điểm của quốc gia. Nhà nước đặt hàng khu vực kinh tế tư nhân cùng Nhà nước tham gia vào các lĩnh vực chiến lược, các dự án trọng điểm quốc gia, ví dụ như đường sắt, các dự án cấp bách. Đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra một loạt các giải pháp về tín dụng để phát triển DN như có cơ chế chính sách đặc biệt, hỗ trợ DN nhỏ và vừa, miễn thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập; có chính sách cho DN vừa và nhỏ thuê nhà, đất là tài sản công chưa sử dụng hoặc không sử dụng tại địa phương; hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng cho kinh tế tư nhân; ưu tiên 1 phần tín dụng thương mại cho DN nhỏ và vừa, hoàn thiện mô hình các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ phát triển DN nhỏ và vừa.

“Nghị quyết 68 có các điểm rất cởi mở, tất nhiên thời gian tới cũng cần hiện thực về quy định, thể chế để làm sao chính sách này có thể đi vào cuộc sống” - Tổng Giám đốc ACB Từ Tiến Phát bày tỏ.

Ngay sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì liên tiếp 2 cuộc họp vào ngày 7/5 và 8/5 về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân, để trình Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra.

“Chúng tôi khi dự thảo Nghị quyết 68 thì song song soạn thảo luôn Nghị quyết Quốc hội và chương trình hành động. Đến nay, chúng tôi cũng đã cố gắng thể chế hoá tối đa những gì nêu trong Nghị quyết 68 mà mình thấy rất rõ và làm được ngay.

Như miễn thuế 3 năm cho DN, miễn phí, lệ phí môn bài từ năm 2026 cũng đã được dự kiến. Hay những chính sách sẽ triển khai ngay những chương trình hỗ trợ DN như: hỗ trợ 10.000 CEO, hỗ trợ các DN đi ra quốc tế,… Những điều này chúng tôi đưa vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để có cơ sở và sẽ trình ngay Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động” -  Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính Bùi Thu Thủy chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới

Nghị quyết 68-NQ/TW – thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Nghị quyết 68-NQ/TW – thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08 May, 04:39 PM

Kinhtedothi- Ngày 8/5/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đây là hoạt động quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ quy định mới, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ