Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng ngày 16/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 là 84,27 USD/thùng. Còn dầu thô Brent giao tháng 3 có giá 86,06 USD/thùng.
Giá dầu bắt đầu tuần giao dịch mất tới gần 1 USD, do lo ngại biến thể Omicron ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới khiến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này giảm.
Tuy nhiên, nguồn cung dầu đang hạn chế là nguyên nhân chính đẩy giá dầu ngày 11/1 bất ngờ lấy lại đà tăng. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng ngày 11/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 78,61 USD/thùng, tăng 0,38 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 81,16 USD/thùng, tăng 0,29 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu ngày 12 - 13/1 có xu hướng tăng mạnh khi thị trường lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Cũng như nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ phục hồi và không chịu tác động quá lớn từ dịch Covid-19, giá dầu hôm nay đã quay đầu tăng mạnh.
Đặc biệt, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng ngày 15/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 84,27 USD/thùng, tăng 2,15 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 14/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã tăng 2,54 USD/thùng.
Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,25 USD/thùng, tăng 1,78 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới tới 2,19 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/1.
Nhân định của giới phân tích, thị trường dầu thô ghi nhận nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng cung đang không đủ cầu, và điều này đã buộc các quốc gia có nhu cầu dầu lớn như Mỹ, Trung tiếp tục phải thực hiện việc xả kho dự trữ chiến lược… là nguyên nhân khiến giá dầu ngày 15/1 tăng vọt.
Theo Reuters, Trung Quốc đã nhất trí với Mỹ về việc giải phóng một lượng dầu từ kho dự trữ chiến nước của nước này trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, bắt đầu từ ngày 1/2.
Vào ngày 23/12/2021, Bộ Năng lượng Mỹ cũng đã đồng ý về việc cung cấp 250.000 thùng dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) cho Công ty dầu Marathon trong một thoả thuận bán và trao đổi dầu lần dầu lần thứ 2 nhằm giảm giá nhiên liệu.
Trước đó, theo các nguồn tin trên thị trường, Bộ Năng lượng Mỹ cũng đã có một thoả thuận bán và trao đổi lần đầu, trong đó bao gồm 4,8 triệu thùng dầu, với tập đoàn ExxonMobil.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden hồi tháng 11/2021 cho biết, Mỹ sẽ cùng các nước tiêu thụ dầu lớn khác phối hợp hành động để giải phóng các kho dự trữ nhằm hạ nhiệt giá năng lượng tăng cao.
Việc này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thị trường vẫn rất lớn, bất chấp số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng mạnh bởi biến thể Omicron.
Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD suy yếu khi mà nền kinh tế Mỹ ghi nhận mức lạm phát cao nhất 40 năm.
Ngoài ra, việc giá khí đốt ở châu Âu liên tục tăng trong thời gian gần đây cũng dấy lên lo ngại về sự thiếu hụt trầm trọng hơn nguồn cung dầu trên thị trường, qua đó tạo động lực thúc đẩy giá dầu hôm nay đi lên.
Phân tích của các chuyên gia, trong tuần, sau khi lùi về mốc hơn 84 USD/thùng thì cả hai mặt hàng dầu thô Brent và WTI đều đồng loạt quay đầu “leo dốc” gần 3% vào giữa tuần, lấy lại được gần 2 USD, bù đắp cho phần “mất giá” mấy ngày đầu tuần.
Giá dầu thô Brent đã tăng 5,4% trong tuần, còn dầu WTI tăng tới 6,3%. Giá dầu tăng bởi lo ngại về sự gia tăng “gián đoạn” nguồn cung bởi căng thẳng ngày một gia tăng giữa Nga và Ukraine.
Dự báo, giá dầu sẽ còn tiếp tục chinh phục các “đỉnh” mới bởi nguồn cung dầu hạn hẹp. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga và các đối tác đã phải vật lộn để sản xuất nhiều nhất có thể theo thỏa thuận kiểm soát sản lượng mà OPEC đã đồng ý để đối phó với sự tàn phá mà đại dịch gây ra đối với thị trường dầu vào năm 2020.
Chỉ một số thành viên của OPEC + có khả năng thúc đẩy sản xuất để đạt được hạn ngạch của mình trong khi các thành viên còn lại đang gặp khó khăn, gây ra lo lắng về nguồn cung dầu trong tương lai khó có thể đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh mẽ.