Mưa kéo dài trên diện rộng Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, lượng mưa đo được trong đêm 24 rạng sáng 25/5 tại Vân Hồ là 187,1mm; Cầu Giấy 277,8mm; Mễ Trì 235,5mm; Ngã Tư Sở 228,7mm; Xuân Đỉnh 196,9mm; Hồ Tây 168,5mm; Lương Định Của 193,6mm; Trúc Bạch 206,9mm; Nam Từ Liêm 214,1mm; Thanh Liệt 252mm; Hoàng Quốc Việt 249mm và các nơi khác xấp xỉ 200mm. Mưa xảy ra trên diện rộng, tập trung tại khu vực phía Tây.
Do lượng mưa lớn đột biến vượt quá khả năng của hệ thống, cùng với ảnh hưởng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công như mương Vĩnh Tuy, mương Thụy Khuê, mương Nghĩa Đô, mương Tây Sơn, mương Trắng Chẹm, mương Y Khoa, mương Phương Mai, mương/hồ Tân Mai, (mương N1, mương N2 lưu vực Ba Xã)… nên đã xảy ra úng ngập tại nhiều tuyến phố, đặc biệt là các tuyến phố Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Trãi, Quang Trung (Hà Đông). Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Võ Tiến Hùng cho biết, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn công nhân công ty đã có mặt ứng trực tại hiện trường để tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy. Các dàn thiết bị cơ giới đã vận hành kịp thời hỗ trợ thông tắc tại các vị trí được phân công. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… đã được mở để điều hòa nước. Trạm bơm Yên Sở, trạm bơm Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ vận hành để hạ mực nước trên hệ thống. Thời điểm 9 giờ 30 phút cùng ngày còn 7 vị trí ngập là Trần Bình, Phan Văn Trường, Phạm Hùng (trước tòa nhà Keangnam), Minh Khai (chân cầu Vĩnh Tuy), Nguyễn Chính, Quan Nhân. Đối với khu vực tả Nhuệ do mực nước sông Nhuệ cao nên nước rút rất chậm. Cũng theo ông Võ Tiến Hùng, ngay trong đêm 24/5, đơn vị cũng đã mở đập Thanh Liệt đưa nước từ sông Nhuệ và sông Tô Lịch để dẫn về trạm bơm Yên Sở bơm ra sông Hồng. Tuy nhiên, do mưa lớn trong thời gian ngắn hơn 200mm trong 6 giờ (năm 2008 mưa 600mm trong 3 ngày) nên đã xảy ra úng ngập tại nhiều tuyến phố thuộc quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Thiếu hệ thống thoát nước khu vực phía Tây Trong sáng 25/5, nước ngập tại các tuyến phố trong trung tâm đã cơ bản rút hết, nhưng tại các tuyến phố khu vực quận Hà Đông, Nam Từ Liêm nước rút rất chậm khiến người dân đặt ra câu hỏi về chất lượng hệ thống thoát nước nơi đây. Chị Nguyễn Việt Hà, trú tại Khu đô thị Mỹ Đình cho biết, sau khi bị mắc kẹt hàng tiếng do tắc đường vì úng ngập tại ngã tư Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ khi vào đến khu trung tâm thấy phố xá khô ráo rất bất ngờ. Nhiều người cũng có cảm nghĩ như vậy, nên câu hỏi đặt ra là: Vì sao khu vực Mỹ Đình lại ngập, cống rãnh vì sao không thoát, dù mấy tiếng sau trời không mưa. Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Võ Tiến Hùng, toàn bộ khu vực phía Tây TP gồm các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đều nằm trong lưu vực thoát nước ra sông Nhuệ. Tuy nhiên, hiện sông Nhuệ đang bị thu hẹp dòng chảy, hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, cộng với việc tại 3 quận có rất nhiều khu đô thị đã và đang xây dựng nên rất dễ xảy ra úng ngập. Hiện, TP đang giao cho Ban QLDA Thoát nước Hà Nội (Sở Xây dựng) lập dự án thoát nước lưu vực tả Nhuệ để giải quyết úng ngập cho khu vực. Về tiến độ dự án, ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Ban QLDA Thoát nước Hà Nội cho biết, Ban đang đôn đốc tư vấn đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện dự án tiền khả thi dự án thoát nước lưu vực tả Nhuệ với các hạng mục chính như: Cải tạo sông Nhuệ, xây dựng các trạm bơm, kênh dẫn tại các tiểu lưu vực Mỹ Đình, Cổ Nhuế, Mễ Trì, Ba Xã… Đồng thời cải tạo các cống thoát nước chính, hồ điều hòa tại các quận. Phấn đấu trong tháng 6 tới trình UBND TP để báo cáo Chính phủ xin nguồn vốn đầu tư cho dự án. Những nỗ lực đáng ghi nhận Chiều 25/5, theo thông tin từ Văn phòng UBND TP, trận mưa đầu mùa Hè gây úng ngập nhiều nơi, nhưng sau 3 giờ các lực lượng chức năng đã xử lý 10/26 điểm cơ bản hết úng ngập. Theo Đài khí tượng thủ văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa đo được trung bình từ 19 giờ ngày 24/5 - 7 giờ ngày 25/5, trên địa bàn TP là 150,3mm. Trong đó, mưa lớn nhất tại điểm đo ở huyện Chương Mỹ là 372,0mm.
Sáng 25/5, mưa lớn gây ngập úng trên phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy (ảnh lớn). Công nhân của Công ty Thoát nước nỗ lực giải phóng úng ngập cho tuyến đường Thái Hà (ảnh nhỏ). Ảnh: Phạm Hùng - Vũ Cúc |
Tại nội thành, lúc 6 giờ sáng ngày 25/5, có 26 điểm úng ngập, gồm: Khu vực Mỹ Đình – Mễ Trì; phố Trần Bình, Phan Văn Trường, Hoàng Quốc Việt (trước Đại học Điện lực), đường Phạm văn Đồng (trước Công ty Cầu 7, ngã tư Xuân Đỉnh - Tân Xuân); ngã ba Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên, Hoa Bằng, Đội Cấn, Mạc Thị Bưởi, Minh Khai (chân cầu Thanh Trì); Hoàng Mai, Nguyễn Chỉnh, Thanh Đàm, ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Nguyên Hồng, Định Công, Thái Thịnh (viện Châm cứu); đường Trường Chinh (Viện Y học Hàng không – Tôn Thất Tùng); Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Cự Lộc; Nguyễn Trãi (trước Đại học Khoa học & Xã hội nhân văn và trước số nhà 497); đường Triều Khúc, Lê Trọng Tấn, Tô Hiệu, Văn Quán – Hà Đông…, với mức độ nước ngập từ 0,2 - 0,5m. Thực hiện chỉ đạo của TP, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tổ chức các lực lượng thoát nước, đến 9 giờ, đã có 10 điểm cơ bản hết ngập. Việc tiêu thoát nước ở khu Mỹ Đình – Mễ Trì gặp khó khăn do mực nước sông Nhuệ tại thượng lưu ở cống Hà Đông có mức cao (lớn hơn 5m). Các trạm bơm Đồng Bông 1 các máy đã bơm hết công suất nhưng nước tiêu vẫn chậm. Để khắc phục, TP chủ trương cho mở cống Thịnh Liệt để tiêu thoát một phần nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Sở, nhằm tiêu hao nước cho khu vực Mỹ Đình.
Đến thời điểm 11 giờ sáng ngày 25/5, khu vực nội thành chỉ có 2 cây đổ (1 cây đường kính 75cm trước nhà 244 Bà Triệu); 1 cây phượng đường kính 45cm, trước nhà 57 phố Lý Thường Kiệt; ngoài ra có 7 cây nhỏ đổ, ở các khu tập thể, ngõ nhỏ… Đây là kết quả đáng ghi nhận trong việc chủ động chỉ đạo của TP, trong việc cắt tỉa cây xanh trên địa bàn năm 2016.. Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Vũ Kiên Trung |