Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ tịch huyện Phúc Thọ đi thị sát thực địa hệ thống đê, kè

Kinhtedothi-Trực tiếp đi thị sát một số tuyến đê, kè trọng yếu, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị các đơn vị xác định phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với mục tiêu bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân.

Đoàn công tác của UBND huyện Phúc Thọ vừa tổ chức thị sát thực địa hệ thống đê, kè, cống trên địa bàn huyện phục vụ nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Tại buổi thị sát, đoàn đã kiểm tra về địa chất, địa lý, mực nước, dòng chảy, đối lưu tại các tuyến đê trọng yếu.

Cụ thể là: Đê Hữu Hồng: Từ Km32 đến Km36+200. Đê Ngọc Tảo: Từ Km0 đến Km14+200 (dốc Cầu 7 đến giáp Đập Đáy). Đê Vân Cốc: Từ Km0 đến Km8+500 (ranh giới hai huyện Phúc Thọ và Đan Phượng). Tuyến đê Hữu Đáy: Km0 đến Km5+762 (cổng, trạm bơm Thụy Đức). Đê Tả Tích: Địa phận xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc.

Ca nô trinh sát thực địa trên sông Hồng tại huyện Phúc Thọ.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền giáo dục tới toàn thể các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ông Nguyễn Đình Sơn nhấn mạnh các cơ quan, đơn vị cần xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn trao đổi với đại diện Ban Chỉ huy Quân dự huyện trong chuyến thị sát.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ đề nghị các cơ quan, đơn vị cần duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực ban cứu hộ - cứu nạn ở các cấp, nắm chắc tình hình mọi mặt trên địa bàn. Đồng thời, chuẩn bị tốt mọi nguồn lực về lực lượng, phương tiện, trang bị, vật chất, hậu cần, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng huy động xử trí có hiệu quả ngay từ giờ đầu khi có các tình huống bão, lũ, ngập, sạt lở đê, kè… xảy ra ở các khu vực trên địa bàn huyện.

Thị sát thực địa hệ thống đê kè là công tác thường niên của UBND huyện Phúc Thọ nhằm giúp các đơn vị, bộ phận nắm chắc các tuyến đề, kè, cống trên địa bàn đảm nhiệm; đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó có cơ sở xây dựng các kế hoạch, phân công, giao nhiệm vụ hiệp đồng giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ