Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với công nhân lao động Thủ đô

Thuỷ Tiên - Công Thọ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội diễn ra Hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với công nhân lao động Thủ đô năm 2022.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với công nhân lao động Thủ đô 
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với công nhân lao động Thủ đô 

Tới dự hội nghị về phía Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương; Về phía thành phố Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh dự và chủ trì hội nghị; cùng dự có lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội; lãnh đạo, đại diện Thành ủy, UBND, HĐND thành phố Hà Nội, lãnh đạo Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của thành phố, lãnh đạo UBND huyện Đông Anh, Mê Linh... và có trên 200 công nhân lao động đại diện trên 2,5 triệu CNLĐ đang làm việc trên địa bàn Thành phố.

Trước giờ gặp gỡ CNLĐ, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh và Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường đã đến nắm bắt tình hình việc làm, đời sống của CNLĐ tại Công ty Cổ phần Eurowindow (Khu Công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội).

Tiếp đó, lãnh đạo Thành phố và LĐLĐ Thành phố đã tới thăm hỏi tình hình đời sống, việc làm, thu nhập cũng như tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động tại Khu nhà ở Kim Chung. Tại đây, Chủ tịch UBND Thành phố đã có những món quà ý nghĩa dành tặng cho công nhân lao động. 

Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh và Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của CNLĐ tại Công ty Cổ phần Eurowindow.
Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh và Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của CNLĐ tại Công ty Cổ phần Eurowindow.

Lắng nghe tâm tư, vướng mắc của người lao động

Phát biểu tại mở đầu cuộc đối thoại, Chủ tịch Ủy UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh hội nghị gặp gỡ là hoạt động rất thiết thực, hiệu quả, là dịp đối thoại trực tiếp giữa công nhân lao động Thủ đô với lãnh đạo Thành phố để cũng nhau tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

“Lãnh đạo Thành phố sẽ lắng nghe trực tiếp tâm tư, vướng mắc của người lao động. Các anh chị em công nhân hãy cởi mở, thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng chính đáng, hướng tới mục tiêu chung Thành phố, đó là bên cạnh doanh nghiệp ổn định sản xuất, phúc lợi của người lao động ngày càng tốt hơn”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Các đại biểu dự Hội nghị
Các đại biểu dự Hội nghị

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, lãnh đạo Thành phố sẽ lắng nghe với tinh thần cầu thị nhất; các sở, ngành sẽ dựa trên chủ trương, chính sách giải đáp trực tiếp cho CNLĐ nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng báo cáo về tình hình đời sống, việc làm của công nhân và việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Hà Nội là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp, số công nhân lao động đông (khoảng 326.000 doanh nghiệp, với trên 2,5 triệu lao động); trong đó có 9 Khu Công nghiệp và chế xuất và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với 661 doanh nghiệp, 165.000 lao động.

Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự quan tâm chăm lo của các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tình hình quan hệ lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đáng mừng, tình hình đời sống việc làm của CNLĐ và việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn những điều băn khoăn, vướng mắc.

Trong đó, tiền lương, thu nhập hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, do người lao động phải chịu nhiều chi phí như: Thuê nhà trọ, gửi trẻ, giá hàng hóa thị trường tăng cao nên đời sống khó khăn, nhiều người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca, thậm chí làm thêm quá giờ qui định...

Về nhà ở, theo Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng, với tốc độ phát triển kinh tế của Thủ đô hiện nay số lượng nhu cầu về nhà ở của người lao động lớn, nhưng thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thu nhập của người lao động bị giảm sút, vấn đề nhà ở cho công nhân lao động càng khó khăn hơn.

Đặc biệt, việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở một số doanh nghiệp chưa được nghiêm túc, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh cố tình chây ì, nợ đóng, trốn đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

"Nóng" vấn đề chi trả bảo hiểm

Mở đầu phần đối thoại, nhiều câu hỏi về việc chi trả bảo hiểm được công nhân lao động đề cập như anh Đỗ Văn Hảo, Công ty TNHH Cannon Việt Nam hỏi về chế độ chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho viên chức và người lao động trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 được quy định như thế nào? Tại sao có nơi đã được chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ trong thời gian nghỉ dịch, có nơi đến nay vẫn chưa có?

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với công nhân lao động Thủ đô  - Ảnh 1
Công nhân lao động đặt câu hỏi đối thoại với lãnh đạo TP
Công nhân lao động đặt câu hỏi đối thoại với lãnh đạo TP

Một số công nhân hỏi về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 1 số nơi cấp chưa đúng với mẫu theo hướng dẫn của của Bộ Y tế, dẫn đến cơ quan BHXH không thể thanh toán cho người lao động; Thủ tục làm chế độ bảo hiểm cho người lao động bị F0 mỗi mơi yêu cầu một giấy tờ khác nhau... Công nhân Nguyễn Thị Bích Huệ, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam hỏi: Hệ thống chuyển phát hồ sơ bảo hiểm xã hội (BHXH): Hiện, đơn vị chuyển phát nhanh lấy hoặc phát hồ sơ rất chậm, dẫn đến việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động bị muộn. Đề nghị BHXH Thành phố thay đổi phương thức hoặc chuyển đơn vị chuyển phát nhanh khác.

Các ý kiến trên của công nhân lao động được Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa trả lời tại hội nghị.

Cụ thể về vấn đề chế độ chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 được quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tính đến nay cơ bản người lao động đã được giải quyết hồ sơ nhận trợ hỗ trợ theo quy định, đối với trường hợp người lao động chưa nhận được hỗ trợ đề nghị cơ quan, đơn vị và người tham gia phối hợp với cơ quan BHXH đang tham gia BHXH để được hỗ trợ giải quyết theo quy định.

Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa
Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa

Về thủ tục làm chế độ bảo hiểm cho người lao động bị F0 mỗi nơi yêu cầu một giấy tờ khác nhau.. BHXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận để cấp Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động theo quy định...

Sớm xây dựng hệ thống chiếu sáng, bảo đảm an toàn cho công nhân

Tại buổi đối thoại, công nhân Nguyễn Đức Nhân (Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội) quan tâm đến vấn đề dự án đường gom tại Khu Công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh) chưa hoàn thành;  công nhân Nguyễn Văn Hưng (Công ty TNHH Bút chì Mishubishi) đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền lắp đặt hệ thổng đèn chiếu sáng từ đường 35 vào Công ty cao su INOUE và khu dân cư Địa Chất (địa bàn huyện Mê Linh) để đảm bảo an toàn giao thông cho người lao động và nhân dân khu dân cư...

Được giao trách nhiệm trả lời về hai vấn đề trên, ông Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, dự án do Ban Quản lý công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư đến nay cũng đã được 4-5 năm. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng còn một số hộ dân chưa đồng tình. Huyện đang chủ động, phối hợp với các đơn vị tuyên truyền để người dân đồng tình.

 Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn 
 Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn 

Đối với ý kiến đề nghị lắp đặt hệ thổng đèn chiếu sáng từ đường 35 vào Công ty cao su INOUE và khu dân cư Địa Chất... Chủ tịch UBND huyện Mê Linh  cho rằng, hiện nay từ đường 35 vào công ty và khu dân cư khoảng 250m chưa có điện đường mà hàng ngày có khoảng 1000 người lao động và người dân đi lại nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.

Huyện Mê Linh tiếp thu và sớm lập dự án đầu tư trong khoảng từ nay đến cuối năm với nguồn ngân sách 500 triệu đồng.

Con em công nhân ngoại tỉnh mong muốn được thi vào trường THPT công lập

Tại buổi đối thoại, công nhân Đỗ Hoàng Long (Công ty TNHH Matsuo) đặt vấn đề về việc học tập của con công nhân ngoải tỉnh ở bậc Trung học phổ thông (THPT), trong đó, điều kiện để các cháu học sinh cuối cấp được thi vào hệ thống các trường công lập trên địa bàn phải là học sinh (hoặc cha/mẹ học sinh) có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nếu không sẽ chỉ được thi vào các trường ngoài công lập, hoặc trường đã tự chủ thu chi. Do vậy, công nhân lao động có nguyện vọng, mong muốn được con cái thi vào các trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố.

Giải đáp nội dung trên, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hiện nay Thành phố rất quan tâm, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt xây dựng phòng học mới.

Tuy nhiên do hiện nay số lượng học sinh tăng rất cao. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan; đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội  Phạm Xuân Tiến trả lời tại hội nghị
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội  Phạm Xuân Tiến trả lời tại hội nghị

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT mỗi năm học.

Trong hướng dẫn về tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên có quy định về điều kiện tuyển sinh, trong đó nêu rõ học sinh hoặc cha (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Đối với học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ, THPT ngoài công lập có sử dụng kết quả thi để xét tuyển hoặc có thể tham gia xét tuyển vào các Trung tâm GDNN-GDTX, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên kết đào tạo văn hóa.

Trong thời gian vừa qua, Thành phố luôn quan tâm đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh các cấp, hằng năm bổ sung, cải tạo, xây mới nhiều trường công lập song song với các trường THPT ngoài công lập, nhất là ở các địa bàn có khu công nghiệp.

Tiếp thu những ý kiến của người dân đặc biệt là người dân đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp, trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục quan tâm đẩy mạnh rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng bổ sung nhiều trường THPT công lập cũng như trường THPT ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng như người lao động các tỉnh về Hà Nội làm ăn, sinh sống.

Sửa chữa kịp thời Khu nhà ở công nhân bị xuống cấp

Liên quan phản ánh của anh Đỗ Văn Hảo (công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam) hiện Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung bị xuống cấp, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết: Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung gồm 28 khối nhà (14 khối 5 tầng và 4 khối 15 tầng).

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong

Trách nhiệm quản lý khu nhà ở này là Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Hiện nay việc bảo trì khu nhà, Công ty có trách nhiệm lập phương án bảo trì gửi Sở Xây dựng để thẩm định, cấp vốn.

Thời gian qua do có vướng mắc về thực hiện Nghị định 124 của Chính phủ nên việc triển khai của Công ty còn chậm. Sở Xây dựng nhận trách nhiệm cùng Công ty trong thời gian tới sẽ rà soát, có phương án bảo trì, sửa chữa kịp thời.

Đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn cho con em công nhân lao động về giáo dục

Trả lời đối thoại các vấn đề công nhân nêu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh cho biết trên tổng số 530 kiến nghị được tổng hợp và 22 ý kiến trực tiếp, đây là những nhóm ý kiến trọng tâm, sát sườn với đời sống của công nhân lao động.

Các đơn vị, sở, ngành liên quan đã trả lời với tinh thần chung sức đồng lòng, trách nhiệm mọi mặt, cam kết khắc phục giải quyết và sẽ báo cáo lại với Thành phố trong giữa tháng 6/2022.

Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh trao quà cho công nhân lao động
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh trao quà cho công nhân lao động

Làm rõ thêm về sự đồng bộ, quyết liệt của các cấp chính quyền thực hiện các nhiệm vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh hơn 2 năm phòng, chống dịch Covid-19, Thành phố luôn coi an toàn sức khỏe của người dân, công nhân lao động là trên hết. Đến nay, sản xuất đã dần được khôi phục, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nhân lao động.

Trong những tháng đầu năm 2022, Thủ đô đã có những dấu mốc đặc biệt như tổ chức thành công SEA Games 31 được bạn bè quốc tế đánh giá cao, kinh tế phục hồi rõ nét, du lịch, văn hóa quảng bá mạnh mẽ, dịch bệnh được kiểm soát, thu ngân sách vượt so với cùng kỷ với năm 2021; tỷ lệ cho vay vốn, tạo việc làm mới cho công nhân lao động cũng được tăng cao; thu nhập của công nhân lao động tăng qua các năm…

Ghi nhận và cảm ơn sâu sắc những kiến nghị vô cùng xác đáng tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh đã làm rõ thêm một số vấn đề.

Về chính sách hỗ trợ thuê nhà cho người lao động, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định hỗ trợ, Thành phố đã triển khai, tăng tốc vấn đề này. Đặc biệt, Thành phố đã có những danh mục, quyết định gắn trách nhiệm từng đơn vị, sở, ngành liên quan.

Cho đến nay, theo báo cáo, trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã và các đơn vị BHXH đều đã có những kế hoạch, văn bản về việc triển khai vấn đề này.

Về chính sách hỗ trợ y tế tuyến huyện, đây là chính sách được quan tâm suốt nhiều năm qua. Nhiều địa phương khác, trong dịch Covid-19 y tế tuyến huyện đều thiết về nhân lực và vật lực. Tuy nhiên, ở Hà Nội, tất cả ở Y tế tuyến huyện đều đủ các máy móc thiết bị…

Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành Y tế từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đào tạo nhân lực tại tuyến huyện. Hiện nay hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đã được trang bị đầy đủ máy móc phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu và chuyên sâu như: hệ thống siêu âm 4D, hệ thống phẫu thuật nội soi, hệ thống xét nghiệm tự động.

Tới đây, Thành phố tiếp tục có kế hoạch nâng cao trình độ đào tạo, chuyên khoa sâu ở tuyến huyện, chuẩn bị đầu tư về máy móc. Riêng y tế tại các bệnh viện, y tế dự phòng… cũng đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ, chú trọng đầu tư.

Về Giáo dục và Đào tạo, xung quanh cải cách hành chính trong Giáo dục, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là có nhiều chính sách đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn cho công nhân lao động.

Thủ đô hiện nay, trong 1 năm, ngoài tăng dân số tự nhiên thì có cả tăng dân số cơ học cao. Do vậy, Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư vào các trường học, các vấn đề giáo dục để đáp ứng nhu cầu học tập trên địa bàn Thủ đô.