Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Đề xuất giảm giờ làm còn 44 giờ/1 tuần là không phù hợp

Thủy Trúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đề xuất giảm số giờ làm việc tiêu chuẩn không phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Việt Nam muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, cần phải có những giải pháp tăng trưởng...

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung thông tin: Có nhiều vấn đề mới được đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động
Chiều 16/9, bên lề buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội DN về dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nêu quan điểm: Đề xuất giảm thời gian làm việc tiêu chuẩn từ 48 giờ xuống 44 giờ/1 tuần là không phù hợp.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, đất nước đang phát triển nhiều ngành công nghiệp và dựa vào sức lao động thì phải giữ được sức cạnh tranh về lao động. Có nghĩa, phải duy trì được thời gian làm việc của người lao động (NLĐ) trong giai đoạn hiện nay 48 giờ/tuần. Bây giờ chưa phải là lúc giảm thời gian làm việc.
Hơn nữa, 15 đối thủ khu vực đang cạnh tranh gay gắt trong trong việc đẩy nhanh xuất khẩu, phần lớn các nước đang phải duy trì thời gian làm việc 48 giờ/tuần. Chỉ một số ít quốc gia phát triển giảm số giờ làm việc tuần xuống còn 44 giờ hay 40 giờ.
Vì thế, người đứng đầu VCCI kiến nghị có thể giảm số giờ làm việc tiêu chuẩn theo tuần nhưng thời điểm này chưa thích hợp. Bởi không phải trong những ngành sử dụng nhiều lao động mà các ngành công nghiệp đổi mới sáng tạo và DN khởi nghiệp hiện nay cũng như mọi người khởi nghiệp đang say sưa làm việc ngày đêm với tinh thần quyết liệt.
Chủ tịch VCCI: Nếu không giãn giờ làm thêm, DN sẽ chết.
Và chỉ có làm việc với tinh thần quyết liệt và thời gian 48 tiếng/1 tuần, mới có thể có sự bứt phá trong phát triển kinh tế đất nước. Trong trường hợp, giảm thời gian làm việc tiêu chuẩn, hạn chế quá mức thời gian làm thêm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đến những ngành sử dụng động lao động - động lực chính của tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Mà còn ảnh hưởng đến khu vực khởi nghiệp sáng tạo đang được thúc đẩy.
Để DN có sức cạnh tranh, VCCI kiến nghị chỉ quy định giới hạn giờ làm thêm theo năm. Cụ thể, tăng thời gian làm thêm giờ trong năm theo hướng tăng 200 giờ lên 500 giờ đối với trường hợp bình thường; từ 300 giờ lên 500 - 600 giờ trong trường hợp đặc biệt.
Giải thích cho kiến nghị này, Chỉ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, hiện nay các ngành sử dụng nhiều lao động đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới, tùy thuộc vào yêu cầu của đơn đặt hàng. Các ngành sử dụng nhiều lao động theo hướng xuất khẩu sản phẩm (dệt may, giày dép, thủy sản, điện tử) phụ thuộc rất lớn vào chi phí lao động và yêu cầu gia công từ các nước.
“Thực tiễn rất đáng suy ngẫm giờ làm thêm không chỉ là vấn đề của DN, còn là của nông dân, phụ thuộc vào thời gian mùa vụ. Nếu DN không được co giãn về thời gian làm thêm thì sẽ chết. Bởi khi DN mất hợp đồng sẽ đồng nghĩa với không đảm bảo tiêu thụ được các sản phẩm của nông dân” - ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.