![]() Chùa Bà Tấm được xây dựng cách đây hơn 20 năm.
|
“Tôi nghĩ khai quật khảo cổ sẽ không ảnh hưởng đến di tích. Nhưng nếu trùng tu, tôn tạo không trên cơ sở nghiên cứu sẽ làm hỏng và sai lệch, thậm chí mất đi di tích. Bởi vì nếu mình bảo vệ nhưng không biết vị trí nào thì nguy cơ phá hoại di sản nhiều hơn”. Ông Nguyễn Ngọc Chất - Trưởng phòng nghiên cứu sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia |
![]() Các hố khai quật tại chùa Bà Tấm năm 2013. Ảnh: Thanh Loan
|
PGS.TS Phạm Mai Hùng – Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam: Việc khai quật tiếp theo và toàn diện tại khu di tích là không cần thiết Qua cuộc khảo cổ 200 và 2013 có thể khẳng định được về hình dạng, nền móng kiến trúc của Chùa qua các thời kỳ. Việc thực hiện khai quật tiếp theo và toàn diện tại khu di tích là không cần thiết. Tuy nhiên cần nghiên cứu vị trí xây dựng chùa, dịch lên phía trước so với ngôi chùa hiện nay để bảo vệ các lớp khai quật khảo cổ mới phát hiện. Tôi không đồng ý với việc dùng từ “tu bổ, tôn tạo” mà là “xây dựng lại” chùa Linh Nhân Tư Phúc trên cơ sở kết quả khai quật khảo cổ và không lệ thuộc vào vị trí đền Bà Tấm để tiến hành xây dựng chùa. |