Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa có vaccine phòng bệnh viêm phổi cấp

Kinhtedothi - Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona (nCoV) mới gây ra.
Theo Bộ Y tế, từ tháng 12/2019, một chủng virus corona mới (nCoV) gây viêm phổi tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.
Khu vực kiểm tra sức khỏe trước khi nhập cảnh. Ảnh nguồn internet.
Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính như: Ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Hiện, chưa có vaccine phòng bệnh.
Ca bệnh nghi ngờ mắc viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gồm các trường hợp sốt, viêm phổi, viêm phổi kẽ, mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-quang tổn thương các mức độ khác nhau mà không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác, gồm tất cả các trường hợp có chỉ định lâm sàng xét nghiệm viêm phổi cộng đồng. Sống hoặc du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do virus corona mới trong vòng 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng. Có mặt tại các cơ sở y tế ở các vùng dịch tễ đã xác định có ca mắc bệnh do virus corona mới liên quan tới chăm sóc y tế,…
Khi phát hiện các ca bệnh nghi ngờ, bệnh nhân phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu, từ đó chẩn đoán, xác định bệnh. Ca bệnh xác định phải nhập viện và theo dõi cách ly hoàn toàn.
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm phổi cấp nên các trường hợp mắc bệnh chủ yếu điều trị các triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân phải được hỗ trợ hô hấp, thông khí nhân tạo xâm nhập, hỗ trợ chức năng các cơ quan và được điều trị hỗ trợ.
Sau khi điều trị, người bệnh được xuất viện khi hết sốt ít nhất 3 ngày, toàn trạng tốt: mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện, chức năng thận trở về bình thường. Sau khi xuất viện, bệnh nhân được theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại các cơ sở đã điều trị.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
BHXH Khu vực I: chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao

BHXH Khu vực I: chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao

11 May, 05:54 PM

Kinhtedothi - Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I Nguyễn Ngọc Huyến cho biết, thời gian qua, BHXH Khu vực I tập trung khai thác, mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) để người dân có thể tiếp cận chính sách an sinh xã hội khi rủi ro đau ốm, bệnh tật.

Đưa AI vào hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng

Đưa AI vào hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng

10 May, 03:50 PM

Kinhtedothi - Ngày 10/5, tại tỉnh Hưng Yên đã diễn ra Lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025; tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ XI với chủ đề Thầy thuốc trẻ xung kích, vươn mình trong kỷ nguyên số.

Lòng lợn - nguy cơ nhiễm ký sinh trùng luôn hiện hữu

Lòng lợn - nguy cơ nhiễm ký sinh trùng luôn hiện hữu

10 May, 03:41 PM

Kinhtedothi - Gần đây, câu chuyện về nguồn gốc và chất lượng của món lòng xe điếu đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của món ăn quen thuộc như lòng lợn. Chuyên gia y tế cảnh báo, lòng lợn, nội tạng nói chung chứa nhiều cholesterol, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người nếu không được chế biến kỹ và có nguồn gốc không đảm bảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ