Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chùa Hương vắng lặng trong ngày mùng 5 Tết

Kinhtedothi - Để phòng chống Covid-19, Lễ hội chùa Hương năm 2022 không diễn ra; địa phương cũng không được đón khách về vãn cảnh chùa, bởi vậy khu vực suối Yến trở nên vắng lặng.
Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Lễ hội chùa Hương năm 2022 không được tổ chức để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ trương của TP Hà Nội về tạm dừng lễ hội đầu xuân Nhâm Dần, Lễ hội chùa Hương năm 2022 sẽ không được tổ chức. Địa phương cũng không được đón khách về vãn cảnh chùa, bởi vậy dọc suối Yến và khuôn viên chùa Hương vắng lặng lạ thường.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, người dân địa phương và quanh chùa Hương cũng như một số du khách vẫn về chùa Hương. Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đã tuyên truyền để bà con trở về. Người dân dù có nhu cầu hành hương, vãn cảnh chùa ở khu vực Thiên Trù cũng không được phép vào chùa.

“Chúng tôi chỉ có thể để khách vào lễ ở đền Trình. Toàn bộ thuyền đò không được nhận chở khách” - ông Hiển nói và cho biết thêm, chỉ một số ít người dân địa phương được phép vào chùa hành lễ.

Trái với hình ảnh đông đúc, chen chúc như trước đây, bến Đục năm nay vắng lặng.
Tại khu vực bến đò ở suối Yến chỉ lác đác vài nhà đò còn hoạt động.

Cũng theo Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, ngày 6/2 (tức mùng 6 tháng Giêng) là ngày “mở cửa rừng” của người dân trong vùng, thường trùng với lễ khai hội chùa Hương những năm trước. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, Ban Quản lý Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn tạo điều kiện cho 1 - 2 đoàn đại diện cho Nhân dân địa phương, thực hiện các nghi thức tâm linh tại các di tích trong khu vực chùa Hương. Những người tham gia phải thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Chỉ số ít người dân địa phương được vào chùa hành lễ bởi vậy đường lên chùa Thiên Trù không còn cảnh chen lấn như mọi năm.
Khuôn viên chùa Thiên Trù vắng vẻ trong ngày mùng 5 Tết.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 5/2 tức (mùng 5 Tết), huyện Mỹ Đức đã thực hiện nghiêm việc tạm dừng tổ chức lễ hội, công tác phòng chống dịch Covid-19 tại khu vực danh thắng chùa Hương.

Ngay từ cổng vào và các khu vực quanh di tích đều được lập các chốt chặn, có lực lượng ứng trực, nhắc nhở, vận động người dân và du khách chấp hành nghiêm các quy định của khu di tích.

Suối Yến trong ngày mùng 5 Tết.
Chỉ lác đác vài chuyến đò qua lại trên suối Yến.
Biển khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên dòng suối Yến, lối vào chùa Hương.

Khu vực suối Yến phong quang, không còn cảnh đò xếp hàng dài chờ đón khách như các năm; hàng quán khu vực đền Trình và chùa Thiên Trù, đường lên động Hương Tích cũng đóng cửa lác đác người dân nơi đây được phép vào hành lễ. Dọc suối Yến và các đường dẫn lên các di tích trong Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn sạch sẽ, gọn gàng, không có rác thải.

Hàng quán tại chùa Hương được che bạt, đóng cửa.
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh gần khu vực bến đò, đường lên chùa Thiên Trù tranh thủ dọn dẹp, sửa sang cửa hàng trong thời gian tạm đóng cửa vì dịch.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

06 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi – Sáng 6/7, xã Ô Diên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành, nhà chính trị, nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XII. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ