Chưa phát hiện đảo nợ trong cho vay hỗ trợ lãi suất

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Qua thanh tra việc cho vay hỗ trợ lãi suất cho thấy, những tồn tại và sai sót đã được phát hiện chủ yếu là trong hoạt động cho vay thông thường, một số khoản cho vay thực hiện chưa đúng quy định về hỗ trợ lãi suất.

KTĐT - Qua thanh tra việc cho vay hỗ trợ lãi suất cho thấy, những tồn tại và sai sót đã được phát hiện chủ yếu là trong hoạt động cho vay thông thường, một số khoản cho vay thực hiện chưa đúng quy định về hỗ trợ lãi suất.

Chưa phát hiện trường hợp đảo nợ, sai phạm nghiêm trọng hoặc lạm dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất để trục lợi.


Theo NHNN, kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan này tại 272 chi nhánh của 52 ngân hàng thương mại, đã kiến nghị xử lý 355,69 tỷ đồng, gồm nợ gốc là 309,9 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ là 45,79 tỷ đồng. Đến 30/9/2009, các ngân hàng thương mại đã chấm dứt việc hỗ trợ lãi suất đối với số nợ gốc, thu hồi 3,56 tỷ đồng tiền lãi (khối ngân hàng thương mại nhà nước là 2,5 tỷ đồng, ngân hàng thương mại cổ phần 1,06 tỷ đồng). Số tiền lãi còn phải thu hồi là 42,23 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm tiếp tục thu hồi hết trong thời gian tới.


Báo cáo của NHNN cũng cho biết, tính đến ngày 30/9/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 402.084 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ  tín dụng bằng VND đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ  cho vay ngắn hạn là 355.933 tỷ đồng (tỷ trọng là 42,58% so với tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng VND), chiếm 88,52% dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM và công ty tài chính; Cho vay trung và dài hạn là 45.554 tỷ đồng (chiếm 11,33%); Cho vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn là 597 tỷ đồng (chiếm 0,15%). Dư nợ của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ  Tín dụng nhân dân trung ương chiếm 68,83%. Nhóm NHTM cổ  phần chiếm 24,59%. Nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài chiếm 4,8%, còn lại là công ty tài chính.


Cho vay đối với ngành nông-lâm nghiệp và thuỷ  sản chiếm 11,96%; Công nghiệp chế biến là 34% (tính chung, dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khoảng 45,96%); Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình là 30,23%; Xây dựng là 10,86%...  


Đối tượng vay là doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm phần lớn, 68,83%; doanh nghiệp Nhà nước chiếm 15,11%; hợp tác xã, tổ hợp sản xuất và các tổ chức khác chiếm 0,98%, còn lại là hộ gia đình và cá nhân.  


Gần một tháng sau đó, tức đến ngày 22/10, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 412.100,77 tỷ đồng.


Báo cáo cũng nhận định, cơ chế hỗ trợ lãi suất đã đạt được mục tiêu là hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì sản xuất-kinh doanh, mở rộng đầu tư, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế. Cơ chế hỗ trợ lãi suất là một trong những giải pháp kích thích kinh tế được lựa chọn tối ưu với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện của nước ta.  

Ngày 28/10, NHNN vừa có quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7%/ năm. Theo quyết định này, từ ngày 1/11/2009, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 7%/năm; lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng 7%/năm.

 

Trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cũng đã tuyên bố, duy trì các mức lãi suất này đến hết năm 2009.

 

 

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần