Chưa sòng phẳng giá xăng dầu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cơ quan quản lý luôn tuyên bố cơ chế giá xăng dầu phải hài hòa lợi ích 3 bên, nhưng thực tế các lần điều chỉnh giá bán lẻ thời gian qua, người tiêu dùng (NTD) thường chịu thiệt thòi.

Giá càng giảm,  DN càng lỗ vì tồn kho

Kể từ đầu năm đến nay, sau 11 lần điều chỉnh giảm nhưng giá bán lẻ xăng trong nước vẫn còn ở mức 19.930 đồng/lít, cao hơn ở Mỹ tới hơn 6.000 đồng/lít. Trong phiên giao dịch ngày 15/12 tại thị trường châu Á, giá dầu thô thế giới vẫn tiếp tục giảm, thiết lập mức "đáy" mới của 5,5 năm qua: Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô đã giảm xuống còn 57,56USD. Giá dầu thô giảm đã kéo giá xăng dầu ở nhiều nước giảm theo.
Người tiêu dùng mua xăng tại cửa hàng trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.    Ảnh: Phạm Hùng
Người tiêu dùng mua xăng tại cửa hàng trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Ảnh: Phạm Hùng
Trong lần điều chỉnh mới nhất (ngày 6/12), giá xăng tại Việt Nam cũng chỉ giảm "nhỏ giọt" 320 đồng/lít, nguyên nhân là do thuế mặt hàng này được điều chỉnh tăng. Mức giá bán lẻ xăng trong nước hiện nay đã bao gồm 35% thuế và phí.  Đó là chưa kể, các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu gần đây liên tiếp kêu lỗ
Những tranh cãi liên quan đến giá xăng dầu hiện nay sẽ khó chấm dứt khi mấu chốt vấn đề nằm ở tính minh bạch thông tin, tính độc quyền xăng dầu chưa được giải quyết. Nếu sòng phẳng ra thì khi giá thế giới tăng, giá bán lẻ trong nước được điều chỉnh thì ngược lại, khi giá thế giới giảm, giá bán lẻ trong nước cũng cần phải giảm tương ứng.

TS kinh tế Nguyễn Thị Hiền
nặng, phát đi thông tin khẳng định việc giá dầu thô thế giới liên tục vỡ đáy trong thời gian qua đã khiến DN gặp khó. "Do phải đảm bảo dự trữ lưu thông 30 ngày nên lượng tồn kho tương đương một tháng tiêu thụ. Khi giá thế giới giảm, giá kinh doanh trong nước giảm thì hàng tồn kho gặp vấn đề do giá mua vào cao, giá bán ra thấp. Nếu như giá dầu thô càng giảm nhiều thì các DN kinh doanh xăng dầu chắc chắn sẽ lỗ nặng chứ không nhẹ" - ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nói.

Thời điểm trước khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư về tăng thuế nhập khẩu, DN xăng dầu kiến nghị "tăng thuế, giữ ổn định giá bán lẻ, trích quỹ như hiện hành". Đồng thời, khẳng định những kiến nghị này nhằm hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh và đặc biệt tăng nguồn thu ngân sách của Nhà nước khi giá dầu thô giảm ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Tăng thuế - gánh nặng dồn lên người tiêu dùng

Cách đây tròn một năm, câu chuyện thuế, phí xăng dầu cũng đã được đặt ra. Nhưng giá xăng lúc đó cao và cơ quan quản lý không chịu hạ thuế suất nhập khẩu để giảm áp lực giá. Còn nay thì thế cờ ngược lại, giá thế giới xuống thấp, cơ quan quản lý quyết định tăng thuế, chỉ giảm nhỏ giọt giá bán lẻ.

Tại thời điểm này, dư luận bắt đầu đặt câu hỏi về sự thực ẩn sau con số lỗ - lãi của DN kinh doanh xăng dầu đầu mối. Nhiều ý kiến cho rằng, cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu đã không sòng phẳng với NTD, DN chỉ lo cho "lợi nhuận nhóm" mà hoàn toàn không chú ý đến NTD: Khi giá thế giới giảm, giá kinh doanh trong nước giảm thì DN kêu lỗ, nhưng khi giá tăng, DN lãi khủng lại không chia sẻ với NTD mà vẫn tìm mọi cách tăng cho thật nhanh, thật mạnh. Lời thì ăn nhưng lỗ lại đổ lên đầu NTD chịu.

Dưới góc độ điều hành, liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ căn cứ trên 3 lợi ích ngân sách - DN - NTD... Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, ngay cả cái gọi là quyền lợi hình tam giác này vẫn còn nhiều điều cần phải xem xét lại. Có sự hài hòa lợi ích ở đây hay không khi NTD luôn bị xếp ở vị trí cuối cùng của thứ tự ưu tiên: Khi DN có lãi, Nhà nước thu đủ thuế, khi ấy mới tính đến việc giảm giá. Và khi nhà điều hành tuyên bố cân đối lợi ích giữa DN - Nhà nước và NTD thì các lần tăng, giảm giá bán lẻ và điều chỉnh thuế cần phải nhịp nhàng một cách sòng phẳng nhất.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, Bộ Tài chính không nên tính tới việc bù khoản thâm hụt ngân sách bằng giải pháp tăng thuế nhập khẩu xăng dầu. Vì thu thuế thì chắc chắn giá xăng dầu sẽ cao và việc giá dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua không còn ý nghĩa gì. Theo ông Phú, quan trọng nhất lúc này là phải có giải pháp làm sao cho nền kinh tế phát triển để thu thuế của DN nhằm bù vào khoản thâm hụt. Trước mắt phải có các chính sách tốt hơn hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, tiết giảm chi phí để kích thích sản xuất của DN, tiêu dùng của người dân. "Việc giá dầu thô thế giới giảm đáng lẽ ra là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam thì lại trở thành thách thức. Thách thức lớn nhất là phải tăng cường kiểm soát vấn đề trốn thuế, lậu thuế, lách thuế, chứ không phải tận thu thuế, chi tiêu công sao cho phù hợp để tránh thâm thủng ngân sách nặng nề" - ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.