Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuẩn hóa kiến trúc cảnh quan trong các khu đô thị mới

Kinhtedothi - Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa sẽ làm mất đi nhiều giá trị của truyền thống.

Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp hài hòa, hợp lý trong quy hoạch xây dựng hiện đại nhưng vẫn bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống bản địa, tận dụng tối đa ưu điểm của điều kiện tự nhiên là rất cần thiết.

Khu đô thị Vinhomes Riverside Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng  

Hệ lụy khi phát triển khu đô thị nóng

Từ năm 1986, khi Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa toàn diện, các khu đô thị mới ngay lập tức mọc lên, đầu tiên ở những TP lớn sau đó lan dần ra các tỉnh, thành. Đến nay, sau 35 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, có thể nói, các khu đô thị mới hoặc khu dân cư nông thôn mới mọc lên với tốc độ chóng mặt. Xét về mặt tích cực, quá trình đô thị hóa đã thay đổi nhiều cho diện mạo kiến trúc và cảnh quan đô thị, đặc biệt đã tạo ra nhiều quỹ nhà ở, công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, do phát triển nhanh, phát triển nóng cũng đã để lại những tồn tại, bất cập không nhỏ trong quá trình thực hiện quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới. Trong đó, phải kể đến vấn đề phát triển dân cư mới vùng ven đô, việc ứng xử với các không gian kiến trúc cảnh quan làng xã trong đô thị, các vấn đề bảo tồn những giá trị bản địa, truyền thống. Đặc biệt, trong khu đô thị mới chưa có chế tài cụ thể, nghiêm ngặt cho việc thiết kế kiến trúc cảnh quan, dẫn đến một thực tế “mạnh ai người ấy làm” một cách tự phát, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan chung của đô thị.

Thực tế cho thấy, các khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng khá đa dạng có diện tích từ dưới 10ha đến trên 200ha, mà những quy hoạch đó chủ yếu chỉ cần đáp ứng qui chuẩn QCVN01/2008 (sửa đổi và cập nhật 2014, 1019 và 2021). Trong quy chuẩn đó cũng chỉ có đầy đủ yêu cầu về mật độ, chiều cao, tỷ lệ từng loại đất mà không có các quy định về ngôn ngữ, màu sắc và hình thái kiến trúc.

Trong khi đó, diện tích cho phép xây dựng các khu đất ở luôn chiếm 30 - 40% mà trong đất ở có tới 90% là nhà ở chia lô nhưng lại không có hướng dẫn hay quy định cụ thể về kiến trúc loại hình công trình này. Điều này dẫn đến hệ lụy là tạo ra khe hở cho chủ đầu tư tự do “sáng tác” vì lợi ích trước mắt, phục vụ cho mục đích bán hàng mà xây dựng những khu đô thị mới thiếu bản sắc, nhàm chán, thậm chí sao chép nguyên mẫu như kiểu “một Paris giữa lòng Hà Nội” hay “một Venice giữa lòng Phú Quốc”.

Giải pháp từ quy hoạch xanh

Khoảng 15 năm trở lại đây, khái niệm "kiến trúc xanh" - “kiến trúc sinh thái” hay “kiến trúc phát triển bền vững” xuất hiện ngày càng nhiều. Có nhiều cách hiểu khác nhau về những khái niệm đó nhưng đều hướng tới việc nhắc nhở chúng ta hãy cẩn thận trong thiết kế và xây dựng, bảo vệ môi trường khi trên toàn trái đất các hiện tượng biến đổi khí hậu, thảm họa về môi trường ngày càng diễn ra hết sức phức tạp.

Việc thực hiện các quy hoạch này giúp cho con người tạo ra các không gian ở, không gian sinh hoạt tối ưu hơn. Nó cũng giúp cho chúng ta kiểm soát tốt hơn các vấn đề môi trường, môi sinh xung quanh. Tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia về quy hoạch xây dựng, có thể nói, một đồ án quy hoạch xây dựng được cho là thành công nếu nó được nghiên cứu tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của hiện trạng, tôn trọng tối đa các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, không tác động quá mức và làm tăng giá trị của hiện trạng. Bên cạnh đó, trong thiết kế quy hoạch xây dựng, việc nghiên cứu tôn trọng địa hình và điều kiện thiên nhiên của hiện trạng không những đem lại cho đồ án quy hoạch có chất lượng tốt mà còn tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án quy hoạch (đặc biệt là dự án xây dựng các khu công nghiệp, hay khu đô thị mới), việc tôn trọng cảnh quan hiện trạng hay địa hình tự nhiên nơi xây dựng dự án dường như rất ít khi được nhắc tới. Đa phần dự án được xây dựng với một mật độ xây dựng rất lớn, việc nghiên cứu quy hoạch chưa được đầu tư đúng mức, thời gian thực hiện việc xây dựng quá ngắn, tất cả nguyên nhân đó dẫn tới khối lượng đào đắp rất cao, các không gian cảnh quan thiên nhiên bị xâm hại một cách thô bạo.

Điều này vô tình làm cho khu vực xây dựng dự án mất cân bằng sinh thái một cách nghiêm trọng. Chúng ta cũng có thể thấy ngay hệ lụy của việc mất cân bằng sinh thái này qua việc ngập lụt ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hay việc sạt lở đất đá từ việc xây dựng các dự án trên đồi cao ở TP Hạ Long - Quảng Ninh… Đây là những minh chứng rất cụ thể cho việc lập quy hoạch thiếu tôn trọng môi trường thiên nhiên, đặc biệt là địa hình và các đường đồng mức.

Thứ hai, quy hoạch xanh còn là thiết kế quy hoạch tận dụng tối đa hướng nắng, hướng gió tốt, đảm bảo vi khí hậu cho các công trình và cụm công trình xây dựng. Quay trở lại quá khứ, tại những ngôi làng truyền thống vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, chúng ta có thể thấy được mặc dù tại thời điểm đó không có những nhà chuyên môn về kiến trúc hay quy hoạch nhưng cha ông ta vẫn tạo ra được các không gian “đô thị làng xã” hết sức hợp lý.

Các công trình xây dựng cho dù co cụm nhưng vẫn đảm bảo về mật độ xây dựng, đặc biệt tận dụng tối đa các hướng gió tốt và tránh được hướng gió xấu. Tổng thể làng xã luôn tạo ra những không gian vi khí hậu với cây đa, bến nước sân đình… Tổ chức không gian làng xã luôn hội tụ đầy đủ các yếu tố của một không gian sống sinh thái.

Để thiên nhiên không bị tàn phá, để môi trường sống của chúng ta luôn tốt đẹp, đặc biệt chống chọi với biến đổi khí hậu, thì việc nghiên cứu tận dụng tối đa các hướng nắng, hướng gió tốt, tạo các không gian đối lưu trong một đồ án quy hoạch cũng là một điều không thể bỏ qua của những nhà làm nghề thiết kế. Thiết kế quy hoạch phải tạo ra mạng lưới sinh thái, đặc biệt là các không gian xanh, không gian mở trong đô thị và việc kết nối các không gian đó.

 

Nói đến thiết kế kiến trúc xanh có lẽ đầu tiên chúng ta phải nói đến quy hoạch xanh. Với quy hoạch xanh, điều đầu tiên phải nói tới đó là: Thiết kế quy hoạch tôn trọng tối đa hiện trạng thiên nhiên và địa hình cùng các đường đồng mức tại vị trí quy hoạch, hay nói cách khác là thực hiện những dự án quy hoạch có vị trí bền vững. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, quy hoạch xây dựng là điều tất yếu cần phải thực hiện, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

11 Jun, 09:18 PM

Kinhtedothi - Tại Văn bản số 671/TTg-QHĐP ngày 11/6/2025, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan như đề xuất của UBND tỉnh Sóc Trăng.

Dốc toàn lực để về đích dự án cải tạo Quốc lộ 14E

Dốc toàn lực để về đích dự án cải tạo Quốc lộ 14E

11 Jun, 12:56 PM

Kinhtedothi - Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Nam đều cho rằng dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 14E đang bước vào giai đoạn nước rút nên các đơn vị cần khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và tập trung nguồn lực để thi công.

Rõ tiêu chí, cơ chế để tránh lãng phí

Rõ tiêu chí, cơ chế để tránh lãng phí

10 Jun, 06:00 AM

Kinhtedothi - Việc triển khai đồng bộ, quyết liệt và đúng quy định trong xử lý tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm lãng phí, thất thoát. Trong đó, việc xây dựng các cơ chế, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng theo hướng minh bạch và thống nhất sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn.

TP Hồ Chí Minh xem xét 565 khu đất để phát triển nhà ở

TP Hồ Chí Minh xem xét 565 khu đất để phát triển nhà ở

09 Jun, 05:37 PM

Kinhtedothi - Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh vừa yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức tiến hành thu thập thông tin, số liệu liên quan đến danh mục các vị trí đất dự kiến phát triển nhà ở và khu đô thị trên địa bàn TP.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ