Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 1/4: Khối ngoại bán ròng phiên 15 liên tiếp trong ngày VNDirect trở lại

Kinhtedothi - Trong ngày đầu tiên trở lại hoạt động của VNDirect, hệ thống giao dịch ghi nhận vẫn "phập phù". Khối ngoại ghi nhận bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây là phiên bán ròng thứ 15 liên tiếp của khối này.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 15 liên tiếp

Sáng nay 1/4, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, đơn vị đã thông báo cho VNDirect được kết nối giao dịch trở lại kể từ ngày 1/4. Như vậy sau 1 tuần tạm dừng không thể kết nối giao dịch với sàn chứng khoán vì bị hacker tấn công trang chủ, VNDirect đã thông suốt hệ thống giao dịch.

Giá cổ phiếu VNDirect hôm nay giảm 0,22% giá trị, tương đương 50 đồng, xuống còn 22.900 đồng/cp. Kể từ ngày 25/3, ngày VNDirect thông báo chính thức bị tấn công và không thể kết nối hệ thống với sàn giao dịch chứng khoán, đến nay giá cổ phiếu công ty này đã rớt 6 phiên liên tiếp với tổng cộng 1.300 đồng. Với hơn 1,2 tỉ cổ phiếu đang giao dịch, VNDirect đã mất gần 1.800 tỉ đồng giá trị vốn hoá.

Sự suy yếu của dòng tiền là nguyên nhân khiến cho VN Index mất động lực tăng điểm. Kết phiên chỉ số này giảm nhẹ 2,57 điểm (tương đương 0,2%) xuống còn 1.281,5 điểm. 

Toàn thị trường có 325 mã tăng, 442 mã giảm

CTG, VNM và MBB là 3 cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất trong phiên hôm nay khi lấy đi của chỉ số chung  1,65 điểm, ở chiều ngược lại, HVN, VCB và GAS là 3 cổ phiếu tích cực kéo chỉ số chung.

Nhóm ngành bất động sản vẫn là tâm điểm của thị trường khi vẫn duy trì được sắc xanh trong suốt cả phiên giao dịch. Nổi bật là DXS tăng kịch biên độ, DIG tăng 4%, PDR tăng 3,1%, CRE tăng 4,7%... Một vài cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán cũng lội ngược dòng tăng nhẹ 0,5-1,5% như SSI, SHS, HCM...

Nhóm dầu khí cũng nhiều mã tăng mạnh, điển hình là PVS tăng 3,8%, PVB tăng 2,5%, PVC tăng 1,5%...

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém khả quan khi hầu hết suy giảm. Khá nhiều mã giảm trên 1% như CTG, MBB, VIB, TPB, MSB, EIB. Sàn HoSE chỉ có VCB và SHB tăng điểm nhưng cũng chỉ tăng nhẹ.

Nhóm sản xuất diễn biến không mấy lạc quan khi MSN giảm 1,08% DGC giảm 2,51%, DCM giảm 1,71%, VHC giảm 1,79%; HPG, VNM, GVR đều ghi nhận sắc đỏ. Trong số ít mã tăng điểm nổi bật có BMP tăng 2%, GEX tăng 1,2%, CSV tăng 2,31%.

Với cổ phiếu hàng không, HVN bất ngờ tăng kịch trần sau thông tin giảm lỗ hậu kiểm toán, trong khi VJC lại giảm nhẹ 0,29%.

Giao dịch khối ngoại tiếp tục gây áp lực lớn khi họ bán ròng hơn tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào các mã cổ phiếu như SSI, VNM, MSN… Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh các cổ phiếu bất động sản như DIG, PDR, NVL, NLG…. Đây cũng là phiên thứ 15 liên tiếp khối ngoại mạnh tay bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu Hải Phát bị bán tháo "dữ dội" trước thềm Đại hội cổ đông

Công ty CP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội. Theo đó, năm 2024, HPX dự kiến doanh thu hợp nhất đạt 2.800 tỷ; công ty mẹ đạt 2.223 tỷ; lợi nhuận hợp nhất 105 tỷ, công ty mẹ đạt 69 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2023 được kiểm toán, doanh thu của HPX đạt 1.680 tỷ đồng bằng 67,2% kế hoạch năm (2.500 tỷ); lợi nhuận sau thuế đạt gần 135 tỷ đồng, vượt 12,4% kế hoạch năm (120 tỷ).

Cũng trong tài liệu Đại hội cổ đông, HPX cho biết năm 2024 được dự báo tiếp tục khó khăn đối với các doanh nghiệp bất động sản, công ty khó tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, khó phát hành trái phiếu....Vì vậy, để tăng nguồn vốn có nguồn lực, dòng tiền phục vụ hoạt động của công ty tập trung cơ cấu và xử lý nguồn các gói trái phiếu đến hạn, mua lại các gói trái phiếu và trả nợ các tổ chức tín dụng trong quý 4/2024. Dó đó, HPX công bố việc dự trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, HPX dự kiến phát hành 315,2 triệu cổ phiếu, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 3.152 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ công ty sẽ tăng từ gần 3.042 tỷ đồng lên gần 6.194 tỷ đồng.

Trước đó, HOSE đã thông báo đưa cổ phiếu HPX ra khỏi diện đình chỉ giao dịch từ hôm 18/3. Trên thị trường, sau khi được giao dịch trở lại, HPX đang có đà tăng phi mã 50% chỉ trong 2 tuần và chốt phiên ngày 28/3, thị giá HPX đạt 8.200 đồng/cp. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay 1/4, cổ phiếu của công ty này bất ngờ bị bán tháo dữ dội. Hơn 46 triệu cổ phiếu HPX sang tay các nhà đầu tư, trong đó có 31 triệu cổ phiếu ở diện bán chủ động, chỉ có 15 triệu cổ phiếu được mua chủ động. Lực bán tháo khiến cổ phiếu nằm sàn cuối phiên. Kết phiên, HPX giảm sàn chỉ còn 7.310 đồng/cp.

Các quốc gia châu Á làm gì để hỗ trợ thị trường chứng khoán?

Các quốc gia châu Á làm gì để hỗ trợ thị trường chứng khoán?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ