Thị trường thoát hiểm "hú vía"
VN-Index sau trạng thái liên tục giằng co suốt nửa đầu phiên sáng đã giảm điểm trở lại. Kết phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 0,48 điểm, tương đương 0,04%, xuống 1.263,78. Thanh khoản ở mức cao 30 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Ngân hàng là một trong những nhóm ngành làm suy giảm điểm số của thị trường, các cổ phiếu như VCB, CTG và BID đều nhuộm sắc đỏ nhẹ. VCB cũng là cổ phiếu lấy đi của chỉ số chung với 1,35 điểm, chỉ sau VIC (1,4 điểm).
VIC đóng cửa giảm 3,37% so với tham chiếu đã tác động rất lớn tới chỉ số chung. Cùng họ với VIC, VHM cũng bị ép giá giảm 1,17%. Trong 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường thì chỉ 3 mã còn tăng là BID tăng 0,97%, GAS tăng 1,6% và CTG tăng 0,87%.
Nhóm bất động sản hôm nay phân hóa rõ nét khi DIG tăng mạnh 3,64%, DXG tăng 1,1%, TCH tăng 1,53%, CRE tăng 1,52%, DPG tăng 2,96%, HDC tăng kịch trần. Trái lại, ngoài VHM giảm 1,17%, VIC giảm 3,37%, các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu như BCM, VRE, KDH, KBC, NLG đều ghi nhận sắc đỏ.
Cổ phiếu chứng khoán còn phân hóa rõ nét hơn khi SSI giảm 0,13%, HCM giảm 1,22%, CTS giảm 1,04%, ORS giảm 1,64% nhưng VND lại tăng 1,07%, VCI tăng 2,87%, BSI tăng 1,67%, FTS tới tăng 4,07%, VDS tăng tới 4,55%.
Với nhóm sản xuất, sắc xanh và đỏ cũng đan xen. Cổ phiếu cao su vẫn chưa hết sốt khi GVR tăng 5,49%, GVR ghi nhận tăng mạnh liên tục trong các phiên gần đây. GVR là một trong những cổ phiếu ít chịu ảnh hưởng của thị trường nhất trong các phiên rung lắc vừa qua và luôn là cổ phiếu nằm trong top các cổ phiếu có chỉ số cao nhất trong phiên.
Ngoài ra nhóm sản xuất có PHR tăng 4,07%, DRC tăng 1,33%. PAN cũng gây ấn tượng khi tăng tới 3,14%, bên cạnh đó, VGC tăng 1,18%, SBT tăng 2,02%, NKG tăng 1,66%. Sắc đỏ hiện lên ở HPG, VNM, MSN, SAB, DGC, HSG...
Rổ VN30 giảm 10,62 điểm, ở mức 1.249,7 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 103.080 triệu đơn vị, tương ứng gần 3,5 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 3 mã tăng, 2 mã đứng giá và 25 mã giả
HNX-Index giảm 0,23 điểm, tương ứng mức 234,81 điểm; khối lượng giao dịch đạt hơn 54.053 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 56 mã tăng giá, 75 mã đứng giá và 85 mã giảm giá.
Upcom giảm gần nửa điểm, ở mức 91,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 24.748 triệu đơn vị, tương ứng hơn 344 tỷ đồng. Toàn sàn có 123 mã tăng giá, 116 mã đứng giá và 130 mã giảm giá.hép cam lên cây bưởi. Ngay trong năm đầu tiên, vườn cam mang lại cho anh doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng mạnh trong phiên cơ cấu ETF
Khối ngoại xả ròng 1.354 tỷ đồng trên toàn thị trường trong phiên tái cơ cấu danh mục của VNM ETF, FTSE và Fubon FTSE Vietnam ETF. Đây cũng là phiên bán ròng mạnh nhất của khối ngoại kể từ ngày 15/12/2013. Các mã bị bán nhiều nhất là HPG 198,9 tỷ đồng ròng; VHM 158 tỷ, VND 117,9 tỷ, VIC 95,2 tỷ, VNM -94,5 tỷ, STB 94,3 tỷ, VCB 92,9 tỷ, SBT 90,2 tỷ, VPB 85,3 tỷ… Ngược lại, FTS lại được khối ngoại mua ròng đột biến 137,9 tỷ, DIG được mua 98,8 tỷ, EIB được mua 67,7 tỷ… Theo công bố trước đó, FTS là cổ phiếu được thêm mới vào danh mục thuộc chỉ số MarketVector Vietnam Local Index - chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) kỳ này.
Trái với lo ngại cổ phiếu FTS tăng cao trong 7 tháng qua, nhiều nhà đầu tư sợ rủi ro và hạn chế mua vào, thì các quỹ chỉ số lại có động thái sẽ mua vào lượng lớn cổ phiếu FTS. Theo công bố danh mục review quý I/2024 ngày 9/3/2024, MarketVector Indexes sẽ bổ sung cổ phiếu FTS vào danh mục MarketVector Vietnam Local Index - chỉ số tham chiếu cho Quỹ VNM ETF.
Theo đó, trên cơ sở dữ liệu ngày 8/3/2024, BSC Research dự báo, cổ phiếu FTS có thể được mua thêm 3.296.733 cổ phiếu vào Quỹ VNM ETF trong đợt review này. Như vậy, nếu tính theo giá đóng cửa ngày 8/3 là 59.300 đồng/cp, quỹ chỉ số sẽ phải bỏ ra số tiền khoảng 195,5 tỷ đồng để mua vào gần 3,3 triệu cổ phiếu FTS.