Chứng khoán 24/8: FPT là "công thần", cổ phiếu mía đường tím lịm

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Tin tức về việc nhiều khả năng Ấn Độ cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 có vẻ đang tác động tích cực tới giá cổ phiếu nhóm mía đường.

FPT tác động tích cực nhất tới chỉ số VN- Index

Kết phiên chiều 24/8, VN-Index đóng cửa tăng 16.83 điểm lên mức 1,189.39 điểm, HNX-Index tăng 5.15 điểm lên 243.23 điểm.

Bất động sản là nhóm hút tiền rất mạnh trong phiên hôm nay và là nhóm có khối lượng giao dịch cao nhất với 6 mã tăng trần DIG, DXG, DXS, ITC, SJS, và TIX; ngoài ra NVL, PDR, CEO, NLG đều tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, VIC lại giảm nhẹ 1.23% sau phiên tăng ngày hôm qua.

Toàn sàn có 400 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 50 mã tham chiếu.
Toàn sàn có 400 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 50 mã tham chiếu.

Nhóm chứng khoán cũng đang diễn biến rất tích cực với VIX tăng trần, SSI, VND, SHS, VCI đều ghi nhận tăng tốt. 

Nhóm công nghệ đi đầu là FPT cũng có khối lượng giao dịch khá tốt trong phiên hôm nay. Với đà tăng 5.26%, FPT là mã vốn hóa lớn tác động tích cực nhất tới chỉ số sàn HOSE.

Toàn sàn có 400 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 50 mã tham chiếu.

Nhiều mã mía đường tăng hết biên độ

Tin tức về khả năng Ấn Độ cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 có vẻ đang tác động tích cực tới giá cổ phiếu nhóm này. Ngay từ đầu phiên, hàng loạt cổ phiếu mía đường đã đồng loạt khoe sắc “xanh tím”, trong đó pải kể đến SBT, QNS, LSS, KTS, SLS, CBS. Đáng chú ý, cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa - cổ phiếu ngành mía đường có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán bất ngờ tăng hết biên độ với dư mua trần lên tới 1,3 triệu đơn vị, thanh khoản cũng tăng vọt hơn 3 triệu đơn vị khớp lệnh chỉ sau hơn một tiếng giao dịch. Kết phiên, cổ phiếu này đóng cửa ở mức 15,650 đồng/cp (tăng 6.83%).

Kết phiên, SBT đóng cửa ở mức 15,650 đồng/cp (tăng 6.83%).
Kết phiên, SBT đóng cửa ở mức 15,650 đồng/cp (tăng 6.83%).

Động thái tạm dừng xuất khẩu này của Ấn Độ diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm, trong bối cảnh tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía. Lo ngại về nguồn cung khan hiếm đè nặng lên an ninh lương thực toàn cầu khiến giá đường tiếp tục neo ở mức cao nhất 11 năm. Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá đường thô thế giới đạt 23,85 US cent/pound, tăng 27,5% so với thời điểm đầu năm nay.

Chứng khoán KBSV dự báo giá đường mía sẽ tiếp tục neo ở mức cao, hỗ trợ đà tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước và trên thế giới trước khi bước giai đoạn điều chỉnh rõ ràng hơn. 

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 niên độ tài chính 2022-2023 (1/6/2022-1/6/2023) của CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (mã: SBT) cho thấy, doanh nghiệp mang về 5,710 tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm 2023, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, mảng đường ghi nhận tăng trưởng doanh thu mạnh nhất (75% so với cùng kỳ), lên 5,180 tỷ đồng, nhờ giá đường liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.

Về phía Đường Quảng Ngãi (QNS), theo SSI ước tính, doanh thu thuần và lãi ròng năm 2023 của công ty này sẽ lần lượt đạt 9,700 tỷ đồng và 1,500 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 17% và 18% so với cùng kỳ. Sang năm 2024, doanh thu thuần và lãi ròng doanh nghiệp lần lượt đạt 10,400 tỷ đồng và 1,700 tỷ đồng, tăng 7% và 14% so với cùng kỳ.

Mía đường Sơn La (SLS) cũng báo lãi kỷ lục hơn 500 tỷ trong niên vụ 2022 - 2023.
Mía đường Sơn La (SLS) cũng báo lãi kỷ lục hơn 500 tỷ trong niên vụ 2022 - 2023.

Mới đây, Mía đường Sơn La (SLS) cũng báo lãi kỷ lục hơn 500 tỷ trong niên vụ 2022 - 2023. Lợi nhuận gộp tương ứng tăng mạnh 243%, giá trị ghi nhận khoảng 231 tỷ đồng. Kết quả, Mía đường Sơn La báo lãi ròng gần 225 tỷ đồng, gấp 3.6 lần thực hiện cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) trong quý 4 đạt 22,941 đồng. Đây tiếp tục là kỷ lục mới về lợi nhuận mà SLS ghi nhận kể từ khi hoạt động. Số lợi nhuận quý vừa công bố của SLS thậm chí còn lớn hơn lợi nhuận cả năm trước đó (188 tỷ đồng). SSI kỳ vọng với lợi nhuận ròng kỳ vọng cao cho năm 2023, SLS có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 160 - 200% trên mệnh giá, tương đương với tỷ suất cổ tức tiền mặt trong khoảng 11 - 12%.