Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 30/8: Cổ phiếu bán lẻ thăng hoa, bất động sản tiêu cực

Kinhtedothi- Trong phiên giao dịch ngày 30/8, nhiều thông tin tiêu cực đã tác động xấu đến các mã bất động sản. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ lại là đầu tàu kéo VN-Index đi lên.

Quỹ Dragon Capital quay lại làm cổ đông lớn của FPT

Kết phiên hôm nay, VN-Index tăng 8,73 điểm (tương đương 0,72%) lên 1.213 điểm. Toàn sàn có 410 mã tăng giá, 298 mã giảm giá, 862 mã đứng giá và 21 mã tăng trần.

Toàn sàn có 410 mã tăng giá, 298 mã giảm giá, 862 mã đứng giá và 21 mã tăng trần.

Hôm nay là một phiên giao dịch thăng hoa với các cổ phiếu chứng khoán khi đóng cửa với 5/25 mã tăng trần, 20 mã còn lại tăng giá. 5 mã chứng khoán tăng trần bao gồm: BSI, FTS, HCM, CTS và VFS. 

Cổ phiếu ngân hàng cũng có một phiên giao dịch thành công khi là đầu tàu kéo chỉ số VN-Index vọt tăng vào cuối phiên. Trong đó, VCB, ACB và BID lần lượt góp phần cộng thêm cho VN-Index số điểm là 0,83; 0,39 và 0,38.

FPT tiếp tục diễn biến tích cực khi là cổ phiếu kéo về cho VN-Index nhiều nhất 0.97 điểm. Kết phiên hôm nay, cổ phiếu này tăng 3,21% lên 96.600 đồng/cp.

Liên quan đến FPT, mới đây báo cáo về sở hữu nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu Công ty CP FPT (mã CK: FPT-). Theo đó, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua vào 603.600 cổ phiếu FPT và quay trở lại làm cổ đông lớn của FPT. Giao dịch được thực hiện ngày 25/8/2023. Sau giao dịch Quỹ này nâng số lượng cổ phiếu từ 4,9% lên 5,03% tương ứng 63,9 triệu cổ phiếu FPT. Trước đó, FPT công bố kết quả kinh doanh 7 tháng năm 2023 với doanh thu đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận  cả năm.

Trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng mạnh mẽ với giá trị 523 tỷ. Đây là giá trị mua ròng cao nhất của vốn ngoại trong 10 phiên trở lại đây.

Xây dựng Hòa Bình "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng lợi nhuận, từ lãi sang lỗ nặng

VIC tiếp tục là cổ phiếu tiêu cực và lấy đi của VN-Index nhiều điểm nhất trong phiên hôm nay (1,56 điểm). Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu này giảm 2,21% và quay trở lại mốc 62.000 đồng/cp. Đêm qua, cổ phiếu Vinfast cũng tạo cú sốc trên sàn chứng khoán Mỹ khi giảm kỷ lục 44%, khiến tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" tới 27 tỷ USD chỉ trong vòng 1 ngày, tụt xuống hạng 30 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh. Đồng thời, Chủ tịch Vingroup cũng xuống vị trí người giàu thứ 4 châu Á sau khi vừa vươn lên vị trí thứ 2 vào ngày hôm qua với 66 tỷ USD. Ông cũng là người có khối tài sản giảm nhiều nhất thế giới ngày hôm nay

Đêm qua, cổ phiếu Vinfast cũng tạo cú sốc trên sàn chứng khoán Mỹ khi giảm kỷ lục 44%

HBC lọt top cổ phiếu diễn biến tiêu cực trong ngày hôm nay khi ghi nhận giảm 2,43% về mức giá 10.050 đồng/cp. Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) vừa công bố báo cáo soát xét bán niên 2023 được thực hiện bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) với mức lỗ sau thuế 713 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập công ty này lãi 101 tỷ. Với kết quả này, HBC còn cách xa mục tiêu lãi sau thuế 125 tỷ đồng của năm 2023. 

Sau khi tuột tay 2 gói thầu sân bay hơn 44.000 tỷ đồng, Công ty CP xây dựng Coteccons (CTD) lại vừa bị một đối tác lớn ra thông báo quyết định dừng hợp tác, đó là Công ty Smiths Detection. Thông tin này được Smiths Detection gửi tới cả Coteccons và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với tư cách là bên liên quan. Smiths Detection cho rằng, Coteccons đã sử dụng các tài liệu được họ cung cấp để làm hồ sơ dự thầu cho Gói thầu số 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho Gói thầu số 12 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mà không có sự chấp thuận hay cho phép của Smiths Detection. Đại diện Smiths Detection lo ngại, điều này có thể vi phạm các quy định đấu thầu và có thể gây ra các xung đột đối với những khách hàng lâu năm của Smiths Detection tại Việt Nam bao gồm ACV. Kết phiên 30/8, cổ phiếu của công ty này giảm 1,28% xuống còn 61.700 đồng/cp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ