Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 4/2: Cổ phiếu xây dựng bứt phá mạnh nhờ động lực đầu tư công

Kinhtedothi - Phiên giao dịch hôm nay  4/2 chứng kiến sự phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu xây dựng và đầu tư công, giúp loạt mã bật tăng ấn tượng.

VN-Index phục hồi mạnh, dòng tiền hưng phấn

VN-Index khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 4/2 với mức tăng 11,65 điểm (+0,93%), chốt phiên tại 1.264,68 điểm. Đây là phiên phục hồi mạnh sau khi mất 12 điểm vào ngày 3/2, giúp chỉ số gần như lấy lại toàn bộ mức giảm trước đó.

Dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ với thanh khoản tăng vọt, tổng khối lượng khớp lệnh trên sàn HoSE đạt hơn 660 triệu đơn vị, tương đương giá trị 15.325 tỷ đồng, tăng 22% so với phiên trước.

Phiên này, các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 6,06 điểm gồm CTG, HPG, TCB, MBB, VCB, VPB, BID, STB, VND, TPB. Đóng góp nhiều nhất vào sự đi lên của thị trường là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong 10 mã đóng góp nổi bật vào chỉ số VN-Index với tổng cộng hơn 6 điểm thì nhóm ngân hàng góp mặt tới 8 mã gồm CTG, TCB, MBB, VCB, VPB, BID, STB, TPB, trong đó CTG đóng góp tới gần 1,8 điểm. Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực lấy đi hơn 0,79 điểm của VN-Index gồm: VHM, VNM, FRT, VJC, STG, HNA, NLG, SJS, VCF, TCM.

Trong đó, nhóm ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt đà tăng với các mã tiêu biểu như CTG (+3,5%), VCB, VPB, MBB, STB, TCB. 

10 mã tăng kịch trần với một số đại diện nổi bật như VND, CTD, GEE hay QCG. Các mã EVF, BFC, FCN, ANV, DLG, PSH, HTN, KSB, NKG, PAN, NVL, AAA tăng từ hơn 3,5% đến hơn 5,6%...

Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận phiên tích cực, với VND tăng trần và thanh khoản dẫn đầu thị trường, kéo theo đà tăng của các mã VIX (+3,15%), SSI (+2,02%), SHS (+6,98%).

Các cổ phiếu nguyên vật liệu như HPG, NKG, HSG cũng giao dịch khởi sắc. Tuy nhiên, một số cổ phiếu thuộc nhóm bán lẻ và du lịch – giải trí như FRT (-1,76%) và YEG (-0,34%) lại giảm nhẹ.

Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin cũng có mức tăng khá, 0,52%, chủ yếu từ hai mã FPT và CMG.

Phiên này, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến khá tích cực với mức tăng 0,48%, chủ yếu từ các mã VIC, BCM, KDH, SSH, KBC, IDC, NVL, SIP, PDR, DXG… Chiều giảm gồm VHM, VPI, NLG, SNZ, KSF…

Dù thị trường giao dịch tích cực, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 970 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào VNM (-306 tỷ đồng), LPB (-241 tỷ đồng), FPT (-158 tỷ đồng). Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm HPG (43 tỷ đồng), CTG (29 tỷ đồng), GEX (22 tỷ đồng HDB), FUESSVFL (18 tỷ đồng), TPB (18 tỷ đồng)...

Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu xây dựng và đầu tư công

Phiên giao dịch hôm nay  4/2 chứng kiến sự phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu xây dựng và đầu tư công, giúp loạt mã bật tăng ấn tượng. Đáng chú ý, CTD chạm trần, trong khi HBC tăng 4,76%, KSB (+4,7%), HHV (+2%), VCG (+1,99%), LCG (+2,38%), FCN (+3,72%)...

Động lực tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này đến từ sự thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm được Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ giải ngân. 

Tại cuộc họp ngày 3/2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh nhấn mạnh, khối lượng công việc của ngành trong năm 2025 rất lớn. Cụ thể, ngành đường bộ phải hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc; lĩnh vực đường sắt phấn đấu khởi công tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và nghiên cứu đầu tư nhiều tuyến khác; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cơ bản phải hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Theo báo cáo của Chứng khoán An Bình (ABS), tổng giá trị backlog của các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng hiện đạt khoảng 63.400 tỷ đồng. Trong đó, Vinaconex (VCG) sở hữu backlog gần 25.000 tỷ đồng, đảm bảo nguồn thu ổn định. Lizen (LCG) có backlog khoảng 8.400 tỷ đồng, trong khi Coteccons (CTD) dẫn đầu với backlog 30.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2025 – 2027.

Không chỉ hưởng lợi từ đầu tư công, nhóm doanh nghiệp xây dựng còn có cơ hội lớn từ dòng vốn FDI vào Việt Nam, cùng với các chính sách ưu tiên sử dụng nguồn lực trong nước cho các dự án lớn như đường sắt cao tốc Bắc - Nam (67 tỷ USD). Đây sẽ là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng trong dài hạn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

15 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Đây là bước đi phù hợp giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Làm sao để vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa bảo vệ được sự an toàn, ổn định của hệ thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ