Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán hôm nay (16/11): VN-Index lao dốc nhưng thanh khoản ở nhóm bất động sản vẫn tăng mạnh

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay (16/11), thị trường chứng khoán (TTCK) bị bán tháo, VN-Index lao dốc mạnh sau nhiều phiên lập đỉnh trước. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu bất động sản tuy giảm giá những khớp lệnh vẫn rất cao.

Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, TTCK đã có tín hiệu áp lực bán mạnh ở các nhóm cổ phiếu trụ là VN30, bất động sản (BĐS), ngân hàng. Nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, nhất là cổ phiếu BĐS những phiên trước đón mạnh dòng tiền thì sáng nay đã bị chốt lời mạnh.
Nhóm VN30 trên HOSE phân hóa, với phần lớn số ãm giảm, chỉ còn TCB, TCB, BVH, POW, VCB tăng.
Trong đó tăng mạnh có BVH tăng 3,7%, POW tăng 1,8%, STB tăng 1,3%, TCB và VCB nhích nhẹ trên tham chiếu.
Trong khi đó, cổ phiếu giảm sâu nhất là GVR mất 2%; HPG giảm 1,7%; các mã giảm dưới 1% có VIC, VNM, MSN, VHM, VJC, PLX, TPB, VPB…
Nếu như những phiên gần đâu nhóm cổ phiếu BĐS nhỏ và vừa tăng mạnh, nhiều mã đua sắc tím thì sáng nay chỉ có một số mã tăng, còn đa phần giảm mạnh. Trong đó, giảm mạnh là HQC, ITA, LDG, DLG, HAI, AMD, HHS, CII, QBS, HAR, OGC,… mất từ gần 3% đến trên 6%. Ngoài ra, một số mã khác giảm mạnh từ trên 3% đến gần 4% như BCE, KOS, HCD, BKG, HNG, SAM, SCT, NLG, IJC, LCG, ..
Ngược lại, vẫn còn một số mã tăng như: TNI, PXI, TVS, MCG, DAG, PTL, KHP, HTN, EVR, NBB, VPH, HAH, VCG, APG, HBC, HVH với mức tăng từ trên 4% đến trên 6%, có mã lên sát mức giá trần. ROS quay đầu giảm, nhưng thanh khoản tích cực khớp trên 24,5 triệu đơn vị; còn TCH tăng trên 2%,  khớp hơn 15,1 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 133 mã tăng và 320 mã giảm, VN-Index giảm 4,48 điểm, tương đương giảm 0,3% xuống 1.472,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 803,37 triệu đơn vị, giá trị 21.629,88 tỷ đồng, tăng 24% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
 Nhóm vốn hóa lớn trên HOSE vẫn phân hóa mạnh, VN-Index mất điểm.

Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, TTCK tiếp tục chứng kiến sự bán mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như nhỏ và vừa. Nhóm VN30 phân hóa mạnh có lúc chỉ còn 5 mã tăng, có đến 21 mã giảm giá. Kết phiên, tăng mạnh nhất trong rổ VN30 vẫn là BVH tăng 3% lên 64.600 đồng/CP; POW tăng 1,4% lên 14.050 đồng/CP; FPT tăng 1% lên 98.300 đồng/CP; các mã tăng nhẹ là MBB, SAB, VJC, STB với mức tăng từ 0,2-0,7%; BID, VPB và TCB đứng giá tham chiếu.
Ngược lại, nhóm VN30 có khá nhiều mã giảm sâu như: HPG giảm 3%, xuống 52.000 đồng/CP; GVR giảm 2,8%, xuống 39.350 đồng/CP; HDB giảm 3,3%, xuống 27.900 đồng/CP; KDH giảm 2,1%, xuống 40.000 đồng/CP; PNJ giảm 2,5%, xuống 108.000 đồng/CP; PLX giảm 2,2%, xuống 58.800 đồng/CP; SSI giảm 2,3%, xuống 44.750 đồng/CP; GAS giảm 1,9% xuống còn 116.700 đồng/CP. Các mã giảm trên 1% có VHM, MSN, MWG và những mã giảm dưới 1% có ACB, CTG, NVL, PDR, VCB, TPB, VIC, VNM, VRE.
Thanh khoản tốt nhất nhóm là HPG khớp trên 39,77 triệu đơn vị; POW khớp 29,7 triệu đơn vị; MBB khớp 13,8 triệu đơn vị; STB khớp 22 triệu đơn vị; TCB có 12,5 triệu đơn vị;; SSI có 16,3 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu BĐS nhỏ và vừa diễn biến trái chiều nhau, có những mã vẫn đi lên giá trần, nhưng có những mã đã giảm sàn.
Cụ thể, tăng lên giá trần là các mã LGL, HTN, PTL, QCG. Trong đó, LGL khớp 2,4 triệu đơn vị; QCG có 4,5 triệu đơn vị; NBB tăng sát mức trần 6,8%, khớp 2,83 triệu đơn vị; SLS tăng 5,3%; VPH tăng 6,5%, khớp 2,29 triệu đơn vị; BCM tăng 2,2%, khớp 1,1 triệu đơn vị.
Ngược lại, cổ phiếu họ nhà FLC đầu quay đầu giảm sâu. Trong đó, AMD giảm sàn, khớp lệnh vượt trội so với mọi khi 16,4 triệu đơn vị; FLC giảm 2,7%, khớp 36,6 triệu đơn vị; ROS giảm ít hơn 0,56%, cũng thanh khoản vượt trội so với mọi khi 33,9 triệu đơn vị. Cùng nhóm BĐS còn có HQC giảm 3,7%, khớp cao nhất thị trường với 42,16 triệu đơn vị; ITA có lúc giảm sàn, chốt phiên mất 5,7% khớp trên 33 triệu đơn vị; KBC giảm 3,3%, khớp 15,68 triệu đơn vị; LDG giảm xuống mức giá sàn, khớp 31,49 triệu đơn vị; NLG giảm 4,2%, khớp trên 10,6 triệu đơn vị; SCR giảm 4,3%, khớp 13,1 triệu đơn vị; DXG giảm 2,2%, khớp 18,4 triệu đơn vị.
Nhìn vào những con số kể trên cho thấy, nhóm cổ phiếu BĐS nhỏ và vừa tuy giảm giá nhưng vẫn “nóng” về thanh khoản. Sự chốt lời của người này là cơ hội cho người khác. Như vậy, dòng tiền vẫn nằm lại thị trường, chỉ là các nhà đầu tư chuyển đảo danh mục đầu tư.
Chốt phiên chiều, sàn HOSE có 166 mã tăng và 299 mã giảm, VN-Index giảm mạnh 10,12 điểm, tương đương giảm 0,69% về mức 1.466,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.223,76 triệu đơn vị, giá trị 34.826,45 tỷ đồng, tăng 4,23% về khối lượng và tăng gần 2,3% về giá trị so với phiên hôm qua 15/11.
Trên sàn HNX, hôm nay nhóm HNX30 cũng phân hóa mạnh nhưng nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa vẫn hỗ trợ tích cực nên HNX-Index đứng vững trong sắc xanh. Trong đó, nhóm bất động sản mã CEO vẫn nối dài chuỗi phiên tăng trần lên 7 phiên, khớp cao nhất sàn với  19,56 triệu đơn vị. Tăng lên giá trần còn có THD, nhưng khớp lệnh chỉ trên 0,8 triệu đơn vị; tăng tốt còn có VC3 tăng 8,9%; VCM tăng 5,2%; TNG tăng 3,3%, khớp 4,2 triệu đơn vị; NTP tăng 3%, khớp 2,7 triệu đơn vị; LHC tăng 3,3%; DXP tăng 5,1%, khớp 1 triệu đơn vị; đảo chiều ngoạn mục là DIC khi sáng có lúc giảm đến 5%, nhưng chiều tăng 0,6%, khớp 2,6 triệu đơn vị.
Tăng tốt trên sàn HNX còn có một số mã dịch vụ tài chính như VIG, TVS tăng lên giá trần, trong đó VIG khớp 4,6 triệu đơn vị; TVC tăng 0,8%, khớp trên 6 triệu đơn vị; MBS tăng 1,2%, khớp trên 1 triệu đơn vị; APS tăng 4%, khớp 3,2 triệu đơn vị.
Ngược lại, PVS giảm 0,7%, khớp 7,9 triệu đơn vị; NRC giảm 5,4%; NDN giảm 4,2%; NBC giảm 4,9%, L14 giảm 3,8%; HUT giảm 3,9%, khớp 3,2 triệu đơn vị, DTD giảm 4,1%.
Chốt phiên, sàn HNX có 113 mã tăng và 160 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 7,97 điểm, tương đương tăng 1,79% lên 452,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 192,65 triệu đơn vị, giá trị 4.597,8 tỷ đồng.