Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu quý III/2025 bằng một phiên giao dịch đầy kịch tính. Lực cầu quay trở lại vào cuối phiên chiều, đặc biệt từ nhóm ngân hàng và hàng không, đã giúp chỉ số “thoát hiểm” ngoạn mục.

VN-Index hồi phục nhờ trụ lớn, sắc đỏ vẫn bao trùm thị trường

Bất chấp nỗ lực kéo trụ trong phiên chiều 1/7 giúp VN-Index hồi phục và chốt phiên tăng nhẹ 1,77 điểm, sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo trên bảng điện tử, phản ánh rõ tâm lý chốt lời lan rộng sau chuỗi tăng vừa qua.

Áp lực bán gia tăng mạnh vào đầu giờ chiều đã khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm sâu tới 6,3 điểm, rơi xuống đáy trong ngày. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, BID, CTG đã giúp chỉ số đảo chiều đầy kịch tính. VIC hồi phục mạnh từ mức giảm 2,2% lên tham chiếu, VHM thu hẹp đà giảm còn 0,52%, CTG và BID lần lượt tăng lên tham chiếu và +0,83%.

Dù vậy, sự phục hồi này không đủ sức lan tỏa ra toàn thị trường. Chốt phiên, sàn HOSE ghi nhận 117 mã tăng, trong khi có tới 196 mã giảm, trong đó gần 100 mã mất trên 1%. Thanh khoản cả phiên đạt gần 23.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước nhưng phần lớn tập trung ở các mã giảm điểm với dòng tiền chốt lời khá quyết liệt.

Các cổ phiếu bị xả mạnh có thể kể đến như MSN (-2,08%), MWG (-1,53%), SSI (-1,01%), DIG (-3,39%), VND (-2,33%), EIB (-1,31%)... Nhóm bất động sản và chứng khoán đồng loạt lao dốc, cho thấy dòng tiền đầu cơ đang rút khỏi các mã tăng nóng thời gian qua.

Ở chiều ngược lại, vẫn có một số cổ phiếu thu hút dòng tiền tốt như VCG (+4,54%), LDG tiếp tục tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, HVN, CTG, DBC... ghi nhận sức mua ổn định. Tuy nhiên, những mã này mang tính riêng lẻ, không đủ tạo nên động lực phục hồi rộng cho toàn thị trường.

Nhóm ngân hàng trở thành điểm tựa chính của thị trường. Các mã VCB (+2,11%), MSB (+2,08%) và HDB (+1,38%) tăng mạnh, cùng loạt mã như MBB, BID, TCB, STB... đồng loạt tăng giá, giúp VN-Index trụ vững vùng 1.375 điểm. Cổ phiếu ngành hàng không cũng hút dòng tiền mạnh với HVN (+2,64%) và VJC (+2,72%).

Ngược lại, cổ phiếu bất động sản bị chốt lời mạnh sau nhịp hồi trước đó. Các mã như DIG (-3,39%), PDR (-2,49%), DXG (-1,48%) và VPI (-2,06%) đều giảm sâu.

Khối ngoại ghi dấu ấn tích cực trong phiên chiều khi mua ròng gần 483 tỷ đồng, tập trung tại các mã HVN, MSN, FPT, DBC, NLG, VCB... Đây là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh thị trường đang chịu sức ép điều chỉnh ngắn hạn sau giai đoạn tăng nóng.

Giới phân tích nhận định, VN-Index đang trong giai đoạn nhạy cảm khi dòng tiền xoay vòng liên tục giữa các nhóm ngành. Nhà đầu tư cần thận trọng với các nhịp tăng ngắn và ưu tiên cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, tránh “đu đỉnh” theo hiệu ứng FOMO trong bối cảnh độ rộng thị trường ngày càng co hẹp.

Cổ phiếu LDG tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, vốn hóa vượt 830 tỷ đồng

Giữa bối cảnh thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, cổ phiếu LDG của CTCP Đầu tư LDG tiếp tục gây bất ngờ khi tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, trở thành điểm sáng hiếm hoi trong nhóm cổ phiếu bất động sản.

Chốt phiên giao dịch ngày 1/7, LDG đạt mức giá 3.250 đồng/cổ phiếu, tăng kịch trần 6,91% so với phiên trước. Khối lượng giao dịch đạt gần 3,3 triệu đơn vị, đánh dấu phiên tăng giá mạnh mẽ thứ tư liên tiếp. Với mức giá hiện tại, vốn hóa thị trường của LDG đã tăng vọt lên hơn 830 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần một năm trở lại đây.

Đà “thăng hoa” của cổ phiếu LDG diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp liên tiếp đón nhận thông tin tích cực. Đáng chú ý, ông Nguyễn Khánh Hưng – nguyên Chủ tịch HĐQT của LDG – bất ngờ tái xuất tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hôm 26/6 vừa qua. Theo thông tin từ phía công ty, ông Hưng dự kiến sẽ quay trở lại làm việc cùng ban lãnh đạo mới trong thời gian tới.

Trước đó, ông Hưng từng bị truy tố về tội “lừa dối khách hàng” liên quan đến dự án Khu dân cư Tân Thịnh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) và phải chấp hành án phạt 16 tháng tù. Việc ông trở lại trong vai trò lãnh đạo được cho là động thái thể hiện quyết tâm tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của LDG.

Dù vẫn còn những dấu hỏi về khả năng phục hồi thực chất của doanh nghiệp, nhưng đà tăng mạnh liên tiếp của cổ phiếu LDG đang cho thấy tâm lý đầu cơ của nhà đầu tư đang lên cao, đặc biệt khi mã này từng lao dốc về vùng “giá trà đá” vào cuối năm 2023. Với chuỗi tăng trần này, LDG đang trở lại đường đua sau thời gian dài “mất tích” khỏi tầm ngắm của thị trường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ