Hơn 74,8 triệu cổ phiếu STB sang tay
Tuy nhiên, cách mà nhà đầu tư bán ra không thật sự gây ảnh hưởng. STB ghi nhận giá trị giao dịch gần 2.150 tỷ đồng, bị bán mạnh trong phiên chiều. Số lượng cổ phiếu sang tay lên tới 74,8 triệu đơn vị. Cổ phiếu đóng cửa giảm 3,3% xuống 29.000 đồng/đơn vị. Khối ngoại mạnh tay bán ròng STB, giá trị lên tới 100 tỷ đồng, cao nhất toàn sàn. Những diễn biến tiêu cực kể trên khiến STB trở thành cổ phiếu giao dịch tiêu cực nhất,
Theo sau STB, BID, PLX, LPB, GAS, MSB, CTG, OCB... gây thêm áp lực cho thị trường. Dù VN30-Index tăng hơn 4 điểm, nhưng sắc đỏ chiếm ưu thế trong nhóm này. Tuy nhiên, biên độ giảm của các cổ phiếu điều chỉnh chủ yếu trên dưới 1%, không quá tiêu cực. Trong khi đó, các mã dẫn dắt như FPT, VJC, HPG, HVN, MBB, NLG có phần lấn lướt.
Nhóm bất động sản đảo chiều, PDR, HPX, NTL, L14, CEO, TIG lui về giá đỏ. Kết thúc phiên giao dịch. VN-Index tăng 2,98 điểm (0,26%) lên 1.168,4 điểm. HNX-Index tăng 0,22 điểm (0,1%) lên 230,19 điểm. UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (0,09%) lên 86,29 điểm.
Đà tăng của VN-Index đang hướng tới ngưỡng kháng cự 1.190-1.200 điểm. Tại ngưỡng điểm này khả năng cao sẽ gặp rung lắc khá lớn. Ở thời điểm hiện tại, nhiều mã có sự bứt phá khá ấn tượng trong phiên hôm nay cho thấy xác suất để VN-Index tăng điểm tới ngưỡng kháng cự rất cao.
Chứng khoán ACBS kỳ vọng, sẽ có dòng tiền nhàn rỗi mới chuyển sang thị trường chứng khoán trong bối cảnh lãi suất huy động giảm và thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, điều này có thể thấy qua lượng tài khoản mở mới tăng mạnh trong hai tháng gần đây.
Lãi suất thấp cũng có thể cải thiện lợi nhuận của các công ty sử dụng nợ cao và thúc đẩy mở rộng kinh doanh bằng cách tăng đòn bẩy để nắm bắt cơ hội trong bối cảnh nhu cầu yếu từ cả thị trường bên trong và bên ngoài.
Các yếu tố tích cực khác của thị trường là việc triển khai hệ thống giao dịch KRX đang trong giai đoạn thử nghiệm và Chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn nữa giải ngân đầu tư công. Các lo ngại hiện tại của nhà đầu tư chủ yếu đến từ bên ngoài với lo ngại suy thoái do giá cả cao kéo dài và lãi suất tiếp tục tăng, bất ổn địa chính trị thế giới và sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Lo ngại rung lắc rõ nét hơn
Các lo ngại hiện tại của nhà đầu tư chủ yếu đến từ bên ngoài với lo ngại suy thoái do giá cả cao kéo dài và lãi suất tiếp tục tăng, bất ổn địa chính trị thế giới và sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Trong nước, tình trạng thiếu điện gây gián đoạn sản xuất kinh doanh đang được khắc phục. Rủi ro ngắn hạn trên thị trường trái phiếu vẫn còn do lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý II/2023, nhưng việc sàn giao dịch trái phiếu phát hành riêng lẻ chuẩn bị được khai trương vào tháng 7 được kỳ vọng giúp cải thiện thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp, giảm áp lực cho các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.
Về ngắn hạn, ACBS đánh giá tích cực đối với nhóm chứng khoán và bất động sản khu công nghiệp, song có quan điểm tiêu cực đối với mảng dệt may và bán lẻ.
Về dài hạn, nhóm ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, FMCG, dệt may, bán lẻ, vật liệu xây dựng và dầu khí được nhóm phân tích kỳ vọng sẽ mang lại triển vọng tích cực cho nhà đầu tư.
Chứng khoán KB (KBSV) nhận định, mặc dù áp lực rung lắc sẽ ngày càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên, cơ hội mở rộng nhịp tăng điểm và chinh phục ngưỡng cản đã đề cập của VN-Index vẫn tiếp tục được đánh giá cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ một phần vị thế theo xu hướng chính. Đồng thời, thực hiện trading quay vòng với phần còn lại, mua hỗ trợ/bán kháng cự tùy theo từng mã riêng lẻ.