Dòng tiền vẫn chưa thoái luiNhìn lại thị trường chứng khoán (TTCK) ngày 19/1, lực bán ồ ạt phiên sáng khiến chỉ số VN-Index mất trên 74 điểm. Phiên chiều, lực mua mạnh trở lại thị trường nhưng do nghẽn mạch nên nhiều lệnh không được khớp, khiến cho tâm lý nhà đầu tư lo ngại, dẫn đến lệnh bán tháo giá sàn tiếp tục diễn ra.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index30 giảm điểm mạnh nhất và mất đến 5,63%; trong khi 2 nhóm chỉ số trung bình và nhỏ có phần nhẹ hơn khi sụt giảm lần lượt là 4,38 và giảm 4,62%, khiến cho thị trường chung mất 5,11% trên tổng điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, tâm lý nhà đầu tư (NĐT) còn thăm dò thị trường kiến cho chỉ số VN-Index đi ngang và tăng nhẹ khoảng chừng 30 phút giao dịch đầu phiên. Sau đó lực bán lại gia tăng, đẩy chỉ số này lao dốc thêm 1 lần nữa, vào lúc 10 giờ 24, VN-Index mất đến 40 điểm.
Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy cuối phiên nhất là nhóm vốn hoá lớn đã giúp VN-Index bật ngược trở lại lên sắc xanh. Trước khi đóng cửa phiên sáng VN-Index rung lắc nhẹ thêm 1 lần và chốt phiên đứng gần mốc tham chiếu, với 151 mã tăng và 297 mã giảm VN-Index giảm nhẹ 0,64 điểm tương đương mất 0,06%, xuống 1.130,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 728,3 triệu đơn vị, giá trị 14.833,7 tỷ đồng, giảm 12% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên giao dịch sáng qua.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, sự phục hồi của nhóm cổ phiếu VN30 trên HOSE đã làm trụ đỡ cho thị trường tăng điểm. Ngay vào đầu phiên, nhóm VN30 có 15 mã tăng giá, chủ yếu các cổ phiếu đứng đầu sàn như: VCB, VHM, VIC, GAS, VNM, VJC, TCB, VPB, PLX, NVL, MWG, KDH, FPT…
|
Nhóm cổ phiếu VN30 tăng tốt hỗ trợ tích cực cho chỉ số VN-Index. |
Tuy nhiên, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ đầu phiên, sau đó giảm và đi ngang dưới giá tham chiếu mất hơn 1 giờ giao dịch. Tại thời điểm này, mặc dù nhóm vốn hoá tăng giá hỗ trợ VN-Index30 tăng điểm, nhưng nhóm vốn hoá nhỏ và vừa vẫn bị bán mạnh, trên sàn HOSE vẫn còn trên 270 mã giảm điểm, khiến cho VN-Index chưa thể phục hồi.
Cuối phiên chiều, lực cầu nhóm cổ phiếu VN30 tăng tốt đã dẫn dắt TTCK tăng điểm theo. Kết phiên nhóm VN30 có 21 mã tăng, những mã tăng tốt từ trên 1% đến gần 3%như: GAS, VNM, PNJ, VJC, TCB, MWG, KDH, FPT, POW, ROS… Riêng NVL hạ độ cao có lúc tăng 5,6% nhưng kết phiên vẫn còn tăng 4%. Các mã PLX, VHM, VIC, SAB, VCB, BID, VPB, REE,… tăng nhẹ dưới 1%.
Đặc biệt, nhóm này giảm sâu nhất chỉ còn 5 mã là VRE, SSI, TCH, SBT, STB với mức giảm từ 1,3% đến trên 3%; CTG giảm 0,7%.
Chốt phiên chiều, với 209 mã tăng và 235 mã giảm, VN-Index tăng 3,68 điểm tương đương tăng 0,33%, lên 1.134,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 839,3 triệu đơn vị, giá trị 17.790,3 tỷ đồng, giảm gần 15% về khối lượng và giảm 14,4% về giá trị so với phiên giao dịch qua. Tuy nhiên, vẫn là phiên có khối lượng và giá trị giao dịch tăng cao.
Thị trường không có bất thườngPhiên hôm qua, chứng kiến khối lượng giao dịch tăng mạnh và tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn (với mức tăng gần 63% so với phiên trước), cho thấy hoạt động giao dịch trên thị trường phái sinh diễn ra mạnh mẽ trong phiên này. Điều này củng cố nhận định cho thấy việc thị trường giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 19/1 có nguyên nhân từ việc thời điểm đáo hạn hợp đồng phái sinh đang tới gần.
Nhận định của chuyên gia tại SSI, VN-Index30 giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua 19/1, và rung lắc trong phiên hôm nay bởi nhóm VN30 vẫn bị phân hoá, nhưng diễn biến này có thể kết thúc vào ngày mai 21/1, khi thời điểm đáo hợp đồng phái sinh kết thúc.
Phiên mất điểm sâu hôm qua, ngoài yếu tố kể trên còn do NĐT F0 tham gia vào thị trường khá lớn và chưa gặp phải tình trạng điều chỉnh sâu, nên khi thị trường bị giảm mạnh nhóm NĐT này càng bán mạnh nhằm cắt lỗ thu hồi vốn.
Theo phân tích kỹ thuật, thị trường điều chỉnh từ vùng đỉnh lịch sử 2018 có thể thấy trước. Mặc dù vậy, việc thị trường giảm điểm đã làm các chỉ báo tâm lý thị trường đi xuống đồng thời lợi suất TTCK cũng tăng lên, vì thế TTCK trở nên bớt rủi ro và đáng để đầu tư hơn. Trong khi mục tiêu dài hạn trên chỉ số VN-Index nằm gần 1.380 điểm; do đó, trong trường hợp chỉ số VN-Index tiếp tục xuất hiện một đợt điều chỉnh vào đầu phiên giao dịch ngày mai đã tạo ra cơ hội cho NĐT mua vào cổ phiếu ở vùng giá hợp lý hơn.
Nhận định của một số công ty chứng khoán cho rằng: TTCK Việt Nam mất điểm phiên hôm qua là do sự điều chỉnh cần thiết khi các nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua, một phần do tâm lý NĐT. Một số câu hỏi được đặt ra, liệu có phải do TTCK đã tăng “nóng”. Phân tích của một số chuyên gia cho thấy, TTCK chưa có sự tăng “nóng” và cũng không có bất thường.
Mặc dù, phiên hôm qua đã thổi bay hơn 225.000 tỷ đồng vốn hoá toàn thị trường, nhưng tiền của NĐT vay mua CP từ ký quỹ chỉ ở mức thấp 80.0000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ và vừa tăng 54%, còn nhóm VN30 chỉ tăng trên 20% trong thời gian qua. Điều này cho thấy, nhóm vốn hoá lớn vẫn còn dư địa để tăng giá.
Định giá thị trường, P/E hiện tại của VN-Index 18,9 lần, thấp nhất khu vực, như vậy triển vọng tăng trưởng còn cao, hấp dẫn trong dài hạn.
Dòng vốn ETF liên tục duy trì xu hướng tích cực trong năm 2021, tổng giá trị vốn vào đạt gần 1400 tỷ kể từ đầu năm. Dòng tiền ghi nhận ở cả các quỹ ETF nội (VFM VN30 tăng 444 tỷ, VFM VNDiamond tăng 656 tỷ và cả ETF ngoại là VanEck tăng 188 tỷ, Premia tăng 96 tỷ.
Tương tự các năm trước, xu hướng tích cực của dòng vốn thường thấy trong những tháng đầu năm nhờ dòng tiền dồi dào. Quan sát diễn biến các năm trước, dòng vốn thường được duy trì ít nhất 3 tháng nếu không có các biến động bất thường, do đó, dòng tiền ETF vẫn được kỳ vọng duy trì trong thời gian tới.
Khuyến nghị của chuyên gia, NĐT không nên bán tháo mà nên lực chọn thời điểm giá thấp để mua vào.