Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán sau nghỉ Lễ: Sóng ngầm còn vỗ, chọn danh mục để đi đường dài

Kinhtedothi- Cơ hội phục hồi đang mở ra sau kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường vẫn trong vùng dao động mạnh. Ông Đào Hồng Dương- Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) khuyến nghị, nhà đầu tư cần cơ cấu theo hướng chọn lọc nhóm ngành sáng giá, kết hợp quản trị vốn chặt chẽ để vượt qua giai đoạn "sóng ngầm" này.

Ông Đào Hồng Dương- Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank

PV: Phiên giao dịch ngày 29/4, trước kỳ nghỉ Lễ dài, khép lại trong trạng thái giằng co khi VN-Index giảm nhẹ 0,5 điểm, xuống còn 1.226,3 điểm. Ông đánh giá thế nào về tâm lý thận trọng của thị trường?

Ông Đào Hồng Dương: Thị trường sát ngày lễ dài thường dao động trong tâm thế thận trọng. Năm nay, mức độ dè dặt còn tăng lên do thông tin liên quan đến các căng thẳng thuế quan. Dễ thấy, nhà đầu tư đang chủ động cân đối tài khoản, chuẩn bị cho khả năng xuất hiện các biến số bất ngờ trong thời gian nghỉ lễ.

PV: Thông thường, nhà đầu tư sẽ có tâm lý nghỉ ngơi dịp Lễ, Tết. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng sau kỳ nghỉ, thị trường có thể khởi sắc trở lại. Quan điểm của ông ra sao?

Ông Đào Hồng Dương: Có hai yếu tố tích cực của thị trường sau Lễ. Một là, kết quả kinh doanh quý I và mùa đại hội cổ đông năm nay mang sắc thái lạc quan, nhất là ở nhóm VN30. Hai là, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp lớn khẳng định tác động của thuế quan chỉ gián tiếp, chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hiện tại. Điều này sẽ giúp thị trường ổn định hơn, nhất là khi nhà đầu tư nhận thấy bức tranh lợi nhuận không bi quan như lo ngại.

PV: Dù căng thẳng thuế quan luôn là mối lo ngại, tuy nhiên, vẫn sẽ có những nhóm ngành hưởng lợi. Theo nhận định của ông, đó là những nhóm ngành nào?

Ông Đào Hồng Dương: Đúng vậy, phân hóa sẽ ngày càng mạnh. Nếu theo dõi kỹ, tác động thuế quan chủ yếu đánh vào tổng cầu và GDP toàn cầu. Tuy nhiên, nội tại Việt Nam lại có yếu tố bù đắp. Ví dụ, trong giai đoạn COVID-19, dù GDP tăng thấp nhưng chứng khoán lại tăng mạnh nhờ chính sách kích thích kinh tế.

Tôi cho rằng, sắp tới, tiêu dùng nội địa và đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, kéo theo cơ hội cho những cổ phiếu hưởng lợi. Chính điều này sẽ làm gia tăng mức độ phân hóa trên thị trường.

PV: Đối với thông tin về thuế quan, nhà đầu tư nên phản ứng như thế nào?

Ông Đào Hồng Dương: Theo tôi, nhà đầu tư nên coi đó là một rủi ro hiện hữu, chứ không phải bất ngờ. Cá nhân tôi luôn chuẩn bị kịch bản xấu nhất để cơ cấu danh mục, từ đó chủ động khi mọi thứ tốt dần lên.

Biến động vừa qua của thị trường Việt Nam thực tế đã phản ánh phần lớn những kịch bản tiêu cực. Nếu đàm phán thuế quan có tín hiệu tích cực, mặt bằng giá sẽ có cơ hội hồi phục nhanh.

PV: Hệ thống công nghệ thông tin chứng khoán mới (KRX) sẽ chính thức vận hành sau Lễ (ngày 5/5/2025). Điều này tác động thực tế tới thị trường thế nào?

Ông Đào Hồng Dương: KRX có hai mặt, với thị trường, đây là nền tảng hạ tầng giúp nâng tầm thanh khoản và chuẩn bị cho các sản phẩm mới như bán khống, phái sinh… Về phía nhà đầu tư cá nhân, KRX sẽ thay đổi thói quen giao dịch với 4 điểm: lệnh ATO, ATC không còn ưu tiên; hiển thị lệnh mới; quy định giao dịch cổ phiếu hạn chế được nới rộng; và không còn cho phép sửa đồng thời giá và khối lượng. Nhà đầu tư cần nắm rõ để thích nghi.

PV: Ông đánh giá thế nào về cơ hội ở các nhóm ngành trong năm 2025?

Ông Đào Hồng Dương: Tôi nghiêng về các ngành sau: ngân hàng, công nghệ thông tin, tài nguyên (đặc biệt là Hòa Phát – HPG), bán lẻ, hàng tiêu dùng, bất động sản công nghiệp và nhà ở, chứng khoán. Triển vọng lợi nhuận của các nhóm này trong 2025 khá sáng, dù thuế quan có tác động nhất định. Đặc biệt, mức định giá hiện nay đang ở vùng hợp lý cho đầu tư trung – dài hạn.

PV: Trong bối cảnh tin tức và thị trường cùng đảo chiều liên tục, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Ông Đào Hồng Dương: Trước hết, phải chấp nhận rằng thị trường đang trong trạng thái biến động mạnh, VN-Index dao động trong biên độ lớn. Do đó, nhà đầu tư cần xác định rõ mục tiêu trung dài hạn, tránh lướt sóng ngắn hạn trong giai đoạn nhạy cảm này. Nếu kiên trì với phương pháp đầu tư theo chu kỳ và quản trị vốn theo mô hình kim tự tháp, nhà đầu tư hoàn toàn có thể vượt qua "sóng ngầm" hiện tại.

Xin cảm ơn ông!

Chọn vàng hay chứng khoán?

Chọn vàng hay chứng khoán?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ