Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán tuần 11/11-15/11: Nhóm VN30 vấp phải lực bán mạnh mẽ, VN-Index suy yếu

Sau tuần giao dịch biến động hẹp quanh vùng giá 1.250 điểm. VN-Index trải qua tuần giao dịch biến động mạnh tiêu cực, đặc biệt với áp lực bán mạnh trong 2 phiên cuối khi VN-Index không giữ được vùng hỗ trợ mạnh. Kết thúc tuần VN-Index giảm -2,71% so với tuần trước về mức 1.218,57 điểm.
Ảnh minh họa  

Trong tuần qua, thị trường trải qua những diễn biến đầy thách thức khi VN-Index giảm mạnh 33,99 điểm (-2,71%), đóng cửa ở mức 1.218,57 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản khớp lệch tăng vọt 24,8% so với tuần trước, cho thấy sự sôi động trong hoạt động giao dịch.

Độ rộng thị trường nghiêng về tiêu cực với áp lực điều chỉnh diễn ra mạnh trên hầu hết các nhóm ngành ngoại trừ một số tích cực như công nghệ  thông tin, cảng-vận tải biển.

VN-Index đã rơi về vùng khá hấp dẫn về định giá khi P/E hiện tại của VN-Index là 12,88 lần, thấp hơn mức (-14,3%) so với P/E trung bình của thị trường từ 2015 đến nay (P/E trung bình là 15 lần).

Tỷ giá USD/VND thiết lập mức cao nhất trong năm, khiến cho khối ngoại tiếp tục duy đà bán ròng mạnh trong tuần. Đây là tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp và có xu hướng mạnh trong 3 tuần gần đây khi tỷ giá USD/VND leo thang.

Tuy vậy, Công ty Chứng khoán kiến thiết Việt Nam cho rằng, trong ngắn hạn áp lực bán chưa có tín hiệu chững lại, nhà đầu tư chưa vội vàng mở vị thế mua mới, cần kiên nhẫn chờ đợi VN-Index test vùng hỗ trợ 1.200 – 1.208 điểm và bật tăng trở lại thì quay lại thế vị mua thăm dò.

Theo Công ty Chứng khoán BETA, thị trường đang trải qua giai đoạn điều chỉnh rõ rệt với xu hướng giảm chiếu ưu thế. Khi các yếu tố hỗ trợ tích cực chưa xuất hiện, tạo ra tâm lý thận trọng trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn chiến lược duy trì tỉ trọng cổ phiếu thấp, ưu tiên bảo toàn vốn trước những biến động không lường trước. Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, việc tham gia vào các giai đoạn này cần cân nhắc kỹ lưỡng và ưu tiên việc quan sát thị trường để tìm điểm cân bằng. Các yếu tố như dòng tiền mới, sự đảo chiều trạng thái của khối ngoại có thể là điểm mấu chốt giúp thị trường tìm lại đà tăng trưởng.

Trong ngắn hạn, diễn biến thị trường cho thấy áp lực bán mạnh mở rộng qua nhiều mã, nhóm mã có tính chất đầu cơ. Một phần nguyên nhân do áp lực bán mạnh của khối ngoại, áp lực cắt lỗ, giảm tỉ lệ dư nợ margin của nhà đầu tư. Với diễn biến hiện tại, ngắn hạn thị trường đang vào trạng thái quá bán.

Chuyên gia SHS kỳ vọng, VN30 sẽ phục hồi quanh vùng giá 1.260 điểm, VN-Index  tương ứng phục hồi ở vùng giá 1.200 - 1.210 điểm. Hiện tại vốn hóa toàn thị trường đang ở mức quanh 287 tỉ USD, tương ứng khoảng 62% GDP 2024. Đây là vùng vốn hóa tương đối  hấp dẫn của thị trường so với qui mô nền kinh tế khi tăng trưởng GDP năm 2025 kế hoạch vẫn tăng 6,5-7%. SHS cho rằng, thị trường sẽ phân hóa mạnh, với rất nhiều mã chịu áp lực bán mạnh sẽ phục hồi ở vùng giá trên.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

15 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Đây là bước đi phù hợp giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Làm sao để vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa bảo vệ được sự an toàn, ổn định của hệ thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ