Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán Việt Nam đứng đầu thế giới sau 3 tháng

VN-Index đã tăng 19,33% so với đầu năm, tiếp tục giữ ngôi đầu thị trường chứng khoán có mức tăng tốt nhất thế giới.
Việt Nam là thị trường chứng khoán tăng tốt nhất thế giới sau 3 tháng đầu năm 2018. Ảnh: Indexq
Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, VN-Index đạt 1.174,46 điểm, tăng 7,43 điểm so với phiên trước đó. So với đầu năm, chỉ số đại diện cho Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã tăng gần 200 điểm, và trở thành chỉ số có mức tăng đứng đầu thế giới.
Đứng sau thị trường Việt Nam là Ai Cập và Brazil với mức tăng lần lượt là 15,52% và 11,73%. Việt Nam cũng là thị trường tăng tốt nhất sau 6 tháng với mức thay đổi 46%, tuy nhiên chỉ đứng thứ 3 trong một năm gần nhất sau thị trường chứng khoán Mông Cổ và Nigeria.
Đà tăng của VN-Index, thực tế đã kéo dài từ nửa cuối năm 2017 và chỉ bắt đầu chững lại sau khi chỉ số này vượt đỉnh lịch sử của 11 năm, cộng hưởng với yếu tố bất thường từ thị trường quốc tế. Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường và trở thành xu hướng giao dịch chủ đạo hiện tại.

Dù triển vọng trong ngắn hạn mang nhiều sắc thái tiêu cực, tuy nhiên dự báo cho trung và dài hạn vẫn được các công ty chứng khoán, giới chuyên gia và nhà đầu tư đặt nhiều hy vọng.

Một cuộc khảo sát gần đây với sự tham gia của 10 chuyên gia do Bloomberg thực hiện, đã nhận định chỉ số VN-Index sẽ còn tăng. Kết quả khảo sát dự báo chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt mức 1.210 điểm vào cuối năm 2018.

Với các thành viên thị trường, kịch bản tích cực của VN-Index trong trung hạn là sau khi tích lũy đủ ở vùng giá hiện tại sẽ tăng vượt ngưỡng 1.200 điểm và có thể lên sát mốc 1.300 điểm vào cuối năm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ