Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng nhận OCOP “Giấy thông hành” cho sản phẩm

Kinhtedothi - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều địa phương triển khai. Khi được chứng nhận OCOP và cấp sao, đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được khẳng định về chất lượng. Đây là điều kiện quan trọng giúp sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Khẳng định về chất lượng
Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, việc đánh giá sản phẩm được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tính công bằng, khách quan, chính xác theo đúng các tiêu chí quy định tại Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Do đó, các sản phẩm được đánh giá phân hạng đã khẳng định chất lượng với người tiêu dùng.

Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn cho biết: Năm 2020, Mỹ Đức có 7 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Trong đó có 3 sản phẩm là khăn lụa tơ tằm, khăn lụa tơ sen và chăn bông tơ tằm dệt tự nhiên của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận được phân hạng 5 sao. Theo ông Trương Anh Tuấn, mỗi sản phẩm muốn được cấp sao đều phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe về quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng, an toàn thực phẩm…
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thăm gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Thanh Trì. Ảnh: Phương Nga
Nhằm tạo ra cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, TP còn thường xuyên tổ chức các hội chợ OCOP. Qua đó, giúp các DN quảng bá được sản phẩm cũng như đưa các sản phẩm có thương hiệu, nông sản tiêu biểu đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Chị Nguyễn Thị Lưu, cư dân của khu đô thị Dương Nội, Hà Đông sau khi trải nghiệm mua sắm tại hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP chia sẻ: “Tôi thấy các sản phẩm bày bán tại hội chợ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm OCOP”.

Cải tiến theo mệnh lệnh thị trường

Chất lượng và uy tín của các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP sẽ là "giấy thông hành" cho các chủ thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là động lực để các chủ thể tích cực cải tiến, nâng chất lượng sản phẩm. Khi tham gia vào OCOP, các chủ thể buộc phải thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu sang đầu tư công nghệ hiện đại. Từ đó, chủ động trong kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Giám đốc Công ty CP Thực phẩm sạch Từ Tâm Đinh Thị Hải Yến cho biết: “Từ khi tham gia và được chứng nhận sản phẩm OCOP, công ty tự ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất, bao bì, nhãn mác. Sau khi được hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm OCOP của TP, đồng thời kết nối đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối hiện đại, thương hiệu thực phẩm sạch Từ Tâm được quảng bá rộng rãi, sức tiêu thụ tốt hơn”.

Giám đốc miền Bắc Siêu thị MM Mega Market Việt Nam Nguyễn Anh Phương cho hay: Các tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP gần tương đồng với yêu cầu của siêu thị. Do đó, ngay từ đầu, ban lãnh đạo công ty đã chủ động hợp tác với các địa phương, liên hệ Sở Công Thương để lấy danh sách các sản phẩm OCOP, liên hệ với chủ thể để kết nối đưa sản phẩm vào hệ thống. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Phương, thị trường là mệnh lệnh sản xuất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, các sản phẩm OCOP phải liên tục đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng để mở rộng đầu ra.

 Tính đến nay, Hà Nội đã có 700 sản phẩm OCOP được cấp từ 3, 4, 5 sao. Đây đều là những sản phẩm đặc sản, đặc trưng của các quận, huyện. Chương trình OCOP đã góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản và khẳng định được hướng đi đúng đắn, bài bản của TP trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ