Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chung tay vì học sinh nghèo

Kinhtedothi - Hiện nay, hơn 7,3 triệu học sinh của 23/63 tỉnh, thành đang phải tiến hành học trực tuyến nhưng khoảng hơn 1,5 triệu học sinh không thể tham gia lớp học cùng các bạn do thiếu thiết bị, là những con số không mấy vui trong điều kiện học tập hiện nay.
Tối 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi sự chung tay của các DN, cộng đồng để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn bớt thiệt thòi trong tiếp cận giáo dục.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành đã phải tổ chức dạy và học trực tuyến. Điều này cũng đặt ra nhiều trăn trở cho phụ huynh, nhất là những người lao động thu nhập thấp, không ổn định khi thiếu đi trang thiết bị hỗ trợ con em trong quá trình học trực tuyến. Không internet, không máy tính hay điện thoại thông minh, nhiều học sinh, phụ huynh nghèo lâm vào “thế bí” khi chưa biết phải xoay xở việc học trực tuyến ra sao. Trong những ngày đầu học trực tuyến của năm học 2021 - 2022, không thiếu những câu chuyện khiến dư luận phải rơi nước mắt. Những gia đình 3 - 4 đứa con, chỉ một chiếc điện thoại thông minh, phân ca học tầm 30 phút một ngày, thời gian còn lại vác sách sang hàng xóm hỏi bạn. Những gia đình lo ăn còn chưa đủ, nghĩ gì đến thiết bị học tập thông minh.

Nhằm đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam, khơi gợi hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho tất cả học sinh, ngay trong buổi đầu phát động, chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã kêu gọi được gần 1 triệu máy tính của các đơn vị như: Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước, các DN và tổ chức quốc tế… cùng chung tay hỗ trợ cho các em học sinh. Con số hỗ trợ sẽ không dừng ở gần 1 triệu máy tính, mà chắc chắn sẽ còn được tiếp tục nối dài hơn nữa, để sóng wifi, mạng internet, máy tính… không còn là thứ đồ dùng học tập xa xỉ với học sinh nghèo, vùng sâu vùng xa. Những chiếc máy tính nghĩa tình sẽ được chuyển đến tay các em học sinh đang hàng ngày mong ngóng được tiếp cận với công nghệ số trong giáo dục.

Tại lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Chính phủ phát động, Bộ TT&TT chủ trì phối hợp với Bộ GD&ĐT và các địa phương tổ chức thực hiện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Ngoài việc hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng dịch thiết bị học trực tuyến, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” góp phần để chúng ta tiến tới phủ sóng internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số.

Mục tiêu chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm mang đến băng thông internet giá rẻ, với các nền tảng dạy học từ xa và với hàng chục triệu chiếc máy tính cá nhân hỗ trợ các cháu học sinh. Hoạt động hỗ trợ, quyên góp, huy động “Sóng và máy tính cho em” là hoạt động thể hiện tinh thần nhân ái, đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam nhưng đây cũng chính là một hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho tất cả học sinh. Chương trình sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên công nghệ số, đặc biệt là làm cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, học sinh gặp khó khăn được tiếp cận bình đẳng với các kiến thức giáo dục.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ