Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chương trình 07-CTr/TU: nền tảng quan trọng phát triển khoa học công nghệ của Thủ đô

Kinhtedothi – Sáng 3/4, Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 07) tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 07 chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Dự hội nghị còn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản - Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội,Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải; Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã cùng điểm lại kết quả thực hiện triển khai Chương trình 07, đồng thời chia sẻ những bài học kinh nghiệm, bài học thành công trong quá trình triển khai thực hiện.

Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025 là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Trong 5 năm qua, Thành ủy, UBND TP đã chỉ đạo triển khai hiệu quả nhiều chương trình, đề án, kế hoạch về đẩy mạnh phát triển KHCN&ĐMST trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Các cấp, các ngành cũng đã quan tâm triển khai nhiều nhiệm vụ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.

Ban chỉ đạo Chương trình 07 đã ban hành các kế hoạch hoạt động định hướng hàng năm, thường xuyên tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ nhờ đó kịp thời có các chỉ đạo triển khai sát với thực tiễn.

Thành phố Hà Nội đã khẳng định được vị thế trung tâm hàng đầu cả nước về KHCN&ĐMST, luôn đứng trong nhóm dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu, chỉ số như: số lượng công bố quốc tế; số lượng sáng chế đăng ký và được cấp; số lượng doanh nghiệp KHCN. Hà Nội liên tục là địa phương đứng đầu cả nước trong xếp hạng Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2022 (đánh giá thử nghiệm bộ chỉ số), năm 2023 và năm 2024 (đánh giá chính thức). Xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh cũng đã có bước tiến vượt bậc.

Đã có 4/7 chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành. Các chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp; tỷ trọng kinh tế số tuy có khả năng không hoàn thành nhưng do yếu tố khách quan và cũng đều đạt mức cao so với bình quân của cả nước.

Luật Thủ đô 2024 được thông qua ngày 28/6/2024, trong đó quy định nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù vượt trội để phát triển KHCN&ĐMST. Các quy định của Luật Thủ đô năm 2024 sẽ là hành lang pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, giúp cho KHCN&ĐMST có bước đột phá và phát triển mạnh mẽ.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa và dịch vụ; điển hình trong sản xuất nông nghiệp: ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loại giống cây, con, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản đã tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ngân sách cho KHCN&ĐMST được bảo đảm, đồng thời thu hút được nhiều nguồn lực khác từ các Viện, Trường, tổ chức khoa học và công nghệ của Trung ương, các doanh nghiệp cho phát triển KHCN trên địa bàn TP.

Các hoạt động phát triển thị trường KHCN, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST được triển khai mạnh mẽ với nhiều hoạt động nổi bật, thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, DN T.Ư, TP và các địa phương khác trong cả nước.

Hoạt động chuyển đổi số được triển khai đồng bộ trên cả ba trụ cột chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; đã tạo dựng được hạ tầng số, phát triển nền tảng số, đào tạo nhân lực số để làm cơ sở vững chắc cho chuyển đổi số của TP.

Sau 5 năm triển khai, Chương trình số 07 của Thành ủy Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của Thủ đô. Với những thành tựu đã đạt được, Chương trình đã tạo ra nền tảng quan trọng cho việc phát triển KHCN&ĐMST trong giai đoạn 2025 – 2030. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ