Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chương trình bán hàng bình ổn giá: Sẽ định hướng được thị trường

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bắt đầu từ 1/7, hàng của 13 doanh nghiệp mạnh ở TP Hà Nội tham gia chương trình bình ổn giá suốt năm đã chính thức lưu thông trên thị trường. Việc các doanh nghiệp chủ lực của thành phố tăng cường dự trữ hàng hóa đã có khả năng định hướng được thị trường, tránh tình trạng khan hàng sốt giá.

KTĐT - Bắt đầu từ 1/7, hàng của 13 doanh nghiệp mạnh ở TP Hà Nội tham gia chương trình bình ổn giá suốt năm đã chính thức lưu thông trên thị trường. Việc các doanh nghiệp chủ lực của thành phố tăng cường dự trữ hàng hóa đã có khả năng định hướng được thị trường, tránh tình trạng khan hàng sốt giá.


Hàng hóa dồi dào


TCty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã dự trữ được 1.180 tấn gạo, 270 tấn thịt gia súc, 242 tấn thịt gia cầm, trên 5,5 triệu quả trứng, 262 tấn thủy hải sản, 568 tấn thực phẩm chế biến, 87.000 lít dầu ăn, 87 tấn đường, 1850 tấn rau củ quả các loại… Để làm được điều này, Hapro đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố có thế mạnh sản xuất hàng hóa đặt hàng và ứng vốn cho các hợp tác xã sản xuất nhằm đưa ra mức giá ổn định nhất phục vụ nhu cầu của thị trường cũng như đảm bảo số lượng, chất lượng theo nhu cầu của đơn vị.


Công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp (ĐT&PTNN) Hà Nội với 40 tỷ đồng hỗ trợ đã trữ sẵn 240 tấn gạo 350 tấn rau củ, gần 2 triệu quả trứng, 100 tấn thịt gia súc-gia cầm, 300 tấn thủy hải sản. Ông Nguyễn Thế Khoan-Phó tổng giám đốc công ty cho biết: Với yêu cầu dự trữ hàng của Thành phố, đơn vị "dư sức" cung ứng đặc biệt đối với mặt hàng thủy hải sản các doanh nghiệp thành viên có khả năng cung ứng trên 1000 tấn. Tương tự, với 5 tỷ đồng từ vốn vay ưu đãi của Thành phố, Công ty TNHH Minh Hiền đã dự trự gần 100 tấn thịt gia súc-gia cầm, hiện mỗi ngày công ty cung ứng cho thị trường gần 4 tấn thịt các loại. Bà Nguyễn Thị Hiền-Phó giám đốc công ty cho biết: Ngoài lượng hàng dự trữ, công ty đã đặt tiền tạicác trangtrại chăn nuôi 10.000-15.000 gia cầm 400 con lợn ( 5 tấn thịt) sẵn sàng giết mổ cung ứng nếu thị trường có biến động về thực phẩm.


Không chỉ các công ty chuyên cung ứng mới tăng cường dự trữ hàng hóa mà tại hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội việc tích trữ hàng bình ổn giá cũng đang được ráo riết thực hiện. Hệ thống siêu thị Intimex với 15 tỷ đồng vốn tạm ứng đã dự trữ 30 tán gạo, 56,2 tấn thịt gia súc-gia cầm, 60,5 tấn thực phẩm chế biến, 20 tấn hải sản, 14.500 lít dầu ăn,18 tấn rau củ, gần 15 tấn đường… Hệ thống siêu thị Fivimart cũng đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá trên 6 tỷ đồng và đã ký kết với các nhà cung ứng dự trữ thêm lượng hàng trị giá 6 tỷ đồng. Ông Lê Thanh Thúy-Giám đốc siêu thị Vân Hồ cho biết: Siêu thị cũng đã dự trữ gần 16 tấn thịt gia súc-gia cầm, 4,5 tấn thực phẩm chế biến, 18 tấn rau quả, 156.000 lít dầu ăn các loại.


Để hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng bên cạnh việc tăng cường dự trữ hàng hóa, tại 27 quận huyện các doanh nghiệp đã lập 360 điểm bán hàng bình ổn giá. Các điểm bán hàng của hệ thống siêu thị Hapro Mart, Fivimart, Intimex, Công ty TNHH Minh Hiền, Công ty CP đầu tư Long Biên…. đều đã treo băng-rôn "Điểm bán hàng bình ổn giá" để người dân biết, hàng hóa bầy bán đều được niêm yết giá bán rõ ràng.


Điều tiết thị trường


Theo báo cáo của các hệ thống bán lẻ trên địa bàn: Mặc dù chương trình mới được khởi động nhưng lượng khách đến mua hàng tại các siêu thị, điểm bán lẻ đã tăng từ 10-20% so với ngày thường. Tuy nhiên, tại hầu hết các siêu thị chỉ mới treo băng rôn tại bên ngoàiđiểm bán còn bên trong không có, điều này đã gây khó khăn cho khách mua hàng bình ổn giá.


Mặc dù còn một số tồn tại cần khắc phục nhưng theo nhận định của bà Khuê Anh- Giám đốc điều hành sản phẩm cao cấp của Hapro: Chương trình tạm ứng vốn với lãi xuất ưu đãi của UBNDTP Hà Nội đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà sản xuất và người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu thực tế. Những năm trước, sau khi chương trình bình ổn giá vào dịp Tết kết thúc, các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất để trả vốn vay cho Nhà nước. Nhưng chương trình nàyvới thời gian dài đã giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chosản xuất, dự trữ hàng hóa một cách bài bản, theo quy mô công nghiệp, cũng như có vốn để thay đổi thiết bị, dây chuyền sản xuất. Nhờ vậy đơn vị có thể tạo ra nguồn hàng mới dồi dào, chủ động được giá cả thấp hơn thị trường từ 10 - 15%.


Ông Nguyễn Văn Đồng - Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội đánh giá: Nguồn hàng cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm đã sẵn sàng, rất dồi dào và phong phú nên mặc dù số lượng hàng bình ổn tham gia vào các tháng thường trong năm 2010 chỉ chiếm khoảng 20% so với nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố. Riêng lượng hàng bình ổn cho Tết Tân Mão 2011 sẽ tăng khoảng 30%-40% nhưng lượng hàng cung ứng cho thị trường vẫn đảm bảo. Ngay cả khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, nguồn hàng bình ổn giá cũng sẽ đủ sức cung ứng và chi phối thị trường.Ông Đồng khẳng định: Tuy hệ thống bán lẻ của 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá không thể phủ hết thị trường nhưng mạng lưới này với lượng hàng dự trữ dồi dào có đủ khả năng chủ động điều tiết, định hướng được thị trường. Nhờ có chương trình này nên chắc chắn sẽ không còn xảy ra những cơn sốt giá như đợt biến động giánăm 2008.