Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển biến lớn nhưng chưa tương xứng

Kinhtedothi - Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thế Huynh đã thẳng thắn chỉ ra rằng, kết quả đạt được qua 15 năm thực hiện Nghị quyết chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện, chưa đáp ứng yêu cầu và chưa vững chắc, thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế.
Hội nghị toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (Khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã diễn ra sáng 15/1 tại Hà Nội. Các đồng chí: Lê Hồng Anh - Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì và tham dự hội nghị.

 
Du khách quốc tế tham quan đình Kim Ngân trong dịp tổ chức lễ hội làng nghề tháng 3/2013.        Ảnh: Đức Giang
Du khách quốc tế tham quan đình Kim Ngân trong dịp tổ chức lễ hội làng nghề tháng 3/2013. Ảnh: Đức Giang

Dự thảo báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (Khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" (1998 - 2013) cho thấy, việc triển khai thực hiện Nghị quyết đã được tiến hành nghiêm túc trong cả nước. Trọng tâm là xây dựng con người Việt Nam, xây dựng tư tưởng, đạo đức và lối sống đã được chú trọng; việc xây dựng môi trường văn hóa, đặc biệt là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động xây dựng "Gia đình văn hóa" đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, cả nước có 70,8% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; sản phẩm văn học nghệ thuật phát triển mạnh về số lượng, phong phú về đề tài; phong trào văn nghệ quần chúng ổn định, bắt nhịp với cuộc sống đương đại; các giá trị di sản văn hóa dân tộc được coi trọng bảo vệ, xếp hạng hơn 3.000 di tích cấp quốc gia, 7 di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO vinh danh Di sản thế giới; đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần…

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai Nghị quyết T.Ư 5 (Khóa VIII) còn gặp không ít khó khăn như: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội và các sản phẩm văn hóa độc hại; nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật chạy theo khuynh hướng giải trí, sính ngoại…

Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thế Huynh đã thẳng thắn chỉ ra rằng, kết quả đạt được qua 15 năm thực hiện Nghị quyết chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện, chưa đáp ứng yêu cầu và chưa vững chắc, thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế. Từ đó cho thấy sự cần thiết về việc ban hành một Nghị quyết T.Ư mới về văn hóa, dựa trên tính dân tộc và tính nhân văn. Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Nghị quyết T.Ư 5 về văn hóa đã ban hành được 15 năm khi nước ta mới bước vào kinh tế thị trường giai đoạn đầu nên chưa lường hết được mặt trái của nó đến xây dựng văn hóa, xây dựng con người như thế nào. Bên cạnh đó, việc phát triển và kết nối mạng internet đã phát triển vượt bậc. Hội nhập quốc tế đã và đang thực hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa, đòi hỏi phải có cách nhìn mới, những chủ trương mới. Ngoài ra, đất nước đang thực hiện chủ trương chiến lược đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. Quá trình đó liên quan mật thiết đến tư duy, cách làm, cách nghĩ đến nguồn nhân lực có văn hóa. Hiện nay, thực trạng văn hóa ở nước ta có một số mặt đang bị suy thoái khá nghiêm trọng, nhất là về đạo đức lối sống, gây sự bức xúc trong xã hội. Điều đó đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng để khắc phục tình trạng này.

Một số nhiệm vụ trọng tâm đã được Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư  đưa ra để định hướng tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới. Đó là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân cách; Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh có tác dụng đối với việc xây dựng nhân cách; Chăm lo xây dựng văn hóa chính trị với tư tưởng lấy dân làm gốc và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, chủ động giao lưu hợp tác quốc tế.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ