Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 11/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức diễn đàn cấp cao với chủ đề “Ngành ngân hàng chủ động và tiên phong tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Toàn cảnh diễn đàn cấp cao chuyển đổi số ngành ngân hàng 2022.
Toàn cảnh diễn đàn cấp cao chuyển đổi số ngành ngân hàng 2022.

Diễn đàn cấp cao về chuyển đổi số nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia quốc tế trong quá trình chuyển đổi số, qua đó cung cấp thêm những đề xuất, kiến nghị góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong tương lai.

Với mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín cho lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức cung cấp các giải pháp công nghệ, các hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế trong quá trình chuyển đổi số, qua đó cung cấp thêm những đề xuất, kiến nghị góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong tương lai.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, ngân hàng là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, giữ vai trò là “huyết mạch” của nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính để thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành ngân hàng đã tích cực triển khai các nhiệm vụ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc sự kiện.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc sự kiện.

Ngành Ngân hàng là ngành đầu tiên công bố ngày chuyển đổi số của Ngành (ngày 11/5); đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong năm 2021, Việt Nam được Công ty tư vấn và quản lý toàn cầu (McKinsey) đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực. Kinh nghiệm chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, bền vững của ngành ngân hàng sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Chủ động và tích cực tuyển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nắm bắt cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp cho đạt được những thành quả bước đầu được đáng khích lệ, từ công tác kiến tạo thể chế, xây dựng hạ tầng công nghệ, phát triển dịch vụ, đảm bảo an ninh an toàn và được đánh giá là một trong những lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, thêm về kết quả đó được thể hiện qua nhiều lĩnh vực trong hoạt động của ngành ngân hàng như: Nhiều dịch vụ ngân hàng đã có thể được sử dụng hoàn toàn trên kênh số như: Mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, gửi tiết kiệm...; Nhiều ngân hàng Việt Nam có trên 90% giao dịch trên kênh số; Các công nghệ phổ biến của cách mạng công nghiệp 4.0 như Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Dữ liệu lớn... đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh thời gian qua đã gia tăng nhanh chóng nhu cầu giao dịch thanh toán online, hạ tầng công nghệ của ngành ngân hàng hoàn toàn đáp ứng được.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh thăm gian trưng bày Ngân hàng BIDV.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh thăm gian trưng bày Ngân hàng BIDV.

Chuyển đổi số cũng gắn liền với an toàn thông tin, ngành ngân hàng cũng đã chủ động trong việc xây dựng và đầu tư hạ tầng công nghệ, phát triển hạ tầng để bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường.

Sự kiện thường niên uy tín về chuyển đổi số ngành ngân hàng, hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín cho lãnh đạo các ngân hàng tại Việt Nam có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia uy tín quốc tế trong quá trình chuyển đổi số, qua đó cung cấp thêm những đề xuất, kiến nghị góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong tương lai.

Trong khuôn khổ của diễn đàn cấp cao “Ngành ngân hàng chủ động và tiên phong tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, sẽ có một Phiên Diễn đàn cấp cao và 4 Phiên Hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: Tương lai fintech trong mối quan hệ hợp tác với ngân hàng; Xu thế và giải pháp công nghệ mới về dữ liệu và nền tảng số; Xu thế và giải pháp công nghệ mới trong phát triển dịch vụ ngân hàng số; Quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng hoạt động ngân hàng trong kỷ nguyên số.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện Smart Banking 2022, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Cục Công nghệ thông tin thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Diễn tập chủ động phòng thủ không gian mạng - DF Cyber Defense sẽ là sự kiện thường niên lớn nhất về phòng chống tấn công mạng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại Việt Nam.

Diễn tập chủ động phòng thủ không gian mạng - DF Cyber Defense 2022 hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng phối hợp, trau dồi kỹ năng, giảm thiểu thời gian xử lý và phản ứng nhanh với các cuộc tấn công được trang bị kỹ thuật, chiến thuật mới; nâng cao năng lực về an toàn, an ninh mạng của đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các tổ chức tài chính, ngân hàng. Hơn bao giờ hết, đã đến lúc các ngân hàng và tổ chức tài chính phải chủ động trong việc xử lý, bảo vệ dữ liệu và quản lý rủi ro an ninh, an toàn thông tin để "bứt tốc" và nâng cao sức cạnh tranh trong cuộc đua chuyển đổi số.